Kho tàng tục ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trong chương trình học môn Ngữ văn, học sinh sẽ được tìm hiểu một số câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội. Vì vậy, Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội, thuộc sách Cánh diều, tập 2.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới.
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người – Mẫu 1
1. Chuẩn bị
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhận xét về số lượng tiếng, vần, nhịp… của các câu tục ngữ trong văn bản.
- Số lượng tiếng: Từ 4 đến 10 tiếng
- Vần: vần lưng, vần chân, vần sát, vần cách.
- Nhịp: Đa số là nhịp chẵn (4/4, 2/2…)
Câu 2. Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên.
– So sánh:
- Tấc đất, tấc vàng: Cho thấy được tầm quan trọng của đất đai.
- Một mặt người bằng mười mặt của: Cho thấy giá trị, vai trò của con người.
- Thương người như thể thương thân: Khuyên nhủ con người cần biết yêu thương mọi người như chính bản thân mình.
– Điệp ngữ: Học ăn, học nói, học gói, học mở: Nhấn mạnh vào việc học, cho thấy tầm quan trọng của việc học tập.
Câu 3. Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?
- Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm về dự báo thời tiết, cách trồng trọt chăn nuôi.
- Những kinh nghiệm ấy có vai trò quan trọng đối với người lao động.
Câu 4. Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?
Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi về:
- Cái răng cái tóc là góc con người: Phải biết chăm chút đến yếu tố hình thức.
- Một mặt người bằng mười mặt của: Đề cao giá trị con người.
- Thương người như thể thương thân: Con người cần biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao: Bài học về tinh thần đoàn kết.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở: Con người cần học cách cư xử, lễ nghi trong cuộc sống.
Câu 5. Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu nào nhất? Vì sao?
- Câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Vì câu tục ngữ này gửi gắm bài học về tinh thần đoàn kết – một điều rất cần thiết trong cuộc sống ngày hôm nay.
Câu 6. Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày nay.
- Các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay.
- Câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Câu tục ngữ về con người, xã hội: Lá lành đùm lá rách
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người – Mẫu 2
1. Chuẩn bị
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhận xét về số lượng tiếng, vần, nhịp… của các câu tục ngữ trong văn bản.
- Số lượng tiếng: Số lượng tiếng không quá nhiều, khoảng từ 4 đến 10 tiếng.
- Vần: Khá đa dạng (vần lưng, vần chân…)
- Nhịp: Đa số là nhịp chẵn (4/4, 2/2…)
Câu 2. Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên.
Biện pháp tu từ so sánh, ví dụ như trong câu “Thương người như thể thương thân”, “một mặt người bằng mười mặt của” giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề được nhắc đến.
Câu 3. Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?
– Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm:
- Câu 1: Kinh nghiệm nhìn sao để dự đoán thời tiết nắng, mưa.
- Câu 2: Kinh nghiệm trồng trọt.
- Câu 3: Kinh nghiệm trồng lúa nước
- Câu 4: Vai trò của đất đai trong cuộc sống con người.
- Câu 5: Kinh nghiệm chăn nuôi (tằm, lợn)
– Những kinh nghiệm ấy có vai trò quan trọng trong lao động sản xuất, giúp dự báo thời tiết, thời vụ thích hợp về trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 4. Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?
Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi về:
- Cái răng cái tóc là góc con người: Nhắc nhở mỗi người cần biết quan tâm đến hình thức bên ngoài.
- Một mặt người bằng mười mặt của: Giá trị của con người quý giá hơn vật chất, của cải.
- Thương người như thể thương thân: Con người cần biết yêu thương, đùm bọc và chia sẻ.
- Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao: Nhắc nhở về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở: Con người cần học cách cư xử, lễ nghi trong cuộc sống.
Câu 5. Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu nào nhất? Vì sao?
- Câu tục ngữ yêu thích nhất: Học sinh tự lựa chọn.
- Gợi ý: Câu “Thương người như thể thương thân” đã cho thấy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 6. Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày nay.
- Các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay.
- Câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động: Tấc đất, tấc vàng
- Câu tục ngữ về con người, xã hội: Học ăn, học nói, học gói, học mở.