QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
– Huyện Văn Giang tọa lạc ở phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên; nằm giữa đường vành đai III – vành đai IV của thủ đô Hà Nội; giáp thành phố Hà Nội và giáp các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên, nằm trên tuyến quốc lộ 5A, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và tuyến đê sông Hồng. Phạm vi lãnh thổ từ 20053’¸20058’ vĩ độ Bắc, 105053’¸ 106001’ kinh độ Đông. Vì vậy huyện Văn Giang có điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển với các trung tâm của vùng như sau:
– Thành phố Hưng Yên: cách huyện Văn Giang 40 km; Là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Hưng Yên, là đô thị có sức kéo đẩy, hỗ trợ hữu cơ cùng phát triển đối với các đô thị trong Tỉnh.
– Thủ đô Hà Nội cách Văn Giang hơn 5 km (theo đường QL5, đường vành đai III); Là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa, đào tạo và y tế của cả nước. Thủ đô Hà Nội có các tuyến vành đai 3,5; VĐ4 chạy qua địa phận huyện Văn Giang.
– Thành phố Hải Phòng cách Văn Giang hơn 80 km (theo đường QL5); Là một trong những đầu mối giao thương chủ đạo trong nước và quốc tế, đồng thời cũng là một trung tâm công nghiệp của Quốc gia.
– Thành phố Hải Dương cách Văn Giang 50 km (theo QL5); Là thủ phủ của tỉnh Hải Hưng cũ, là một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước và cũng là một đô thị có tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt kinh tế – xã hội.
– Cũng như vị trí của toàn Tỉnh, Văn Giang còn nằm trọn trong 2 tuyến hành lang phát triển là: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, là đô thị nằm lọt trong lõi đô thị của vùng Hà Nội.
– Huyện Văn Giang nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam với tỷ lệ trung bình là 14cm/km;
– Nguồn lao động Văn Giang khá lớn với tổng số lao động toàn Huyện khoảng 59.089 người, chiếm 56,3% dân số, trong đó lao động khu vực I khoảng 38.251 người chiếm 64,7%, khu vực II, III khoảng 14.929 người chiếm 25,3%. Lực lượng lao động của Huyện đã có bước biến chuyển trong cơ cấu giữa lao động nông nghiệp – lao động phi nông nghiệp.
Vị trí và mối liên hệ vùng
– Là Huyện giáp với Thủ đô Hà Nội.
– Kết nối giao thông thuận tiện với Thành phố Hải Phòng là một trong những đầu mối giao thương chủ đạo của cả nước.
– Nằm trong vành đai phát triển đô thị của Vùng Thủ đô Hà Nội.
– Nằm trọn trong 2 tuyến hành lang phát triển là: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng.
II. VỀ KINH TẾ:
– Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 48.218 tỷ đồng (giá thực tế); Tổng thu ngân sách phát sinh trên địa bàn Huyện đạt 820.510 tỷ đồng; Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009 – 2014 đạt xấp xỉ 16,5%/năm; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2009 – 2014 theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2014 cơ cấu kinh tế là : Công nghiệp – xây dựng 82,33%, Thương mại – Dịch vụ 11,71%, Nông nghiệp 5,96%.
– Ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trong đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ chăn nuôi – thuỷ sản, tăng tỷ lệ trồng trọt. Năm 2014, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ là : 43,96% – 54,84% – 1,2%.
– Ngành công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng đạt 18%/năm trong giai đoạn 2009 – 2014. Các loại hình công nghiệp không khói được phát triển mạnh như: chế tạo, dệt may, điện tử. Ngoài ra, huyện Văn Giang có 18 làng nghề, trong đó có 6 làng nghề được cấp cấp Tỉnh công nhận.
– Thương mại, dịch vụ của Huyện có tốc độ tăng trưởng trung bình 12,54%/năm trong giai đoạn 2009 – 2014. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 5.469 tỷ đồng. Các loại hình dịch vụ phát triển hướng đến sự đa dạng, mở rộng vùng phục vụ tới các làng xã, các Huyện; Một số hàng mỹ nghệ đã vươn đến thị trường Hà Nội và xuất khẩu.
III. HIỆN TRẠNG
1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kinh tế:
– Về công nghiệp: huyện Văn Giang có 143 ha đất công nghiệp các loại, trong đó có 2 cụm công nghiệp gồm cụm CN phía Tây đường tỉnh ĐT.379 thuộc xã Tân Tiến 55 ha; cụm Tân Tiến 50 ha; Khu làng nghề Xuân Quan 8,2 ha, còn lại là các điểm rải rác có tính chất TTCN, diện tích công nghiệp đã được lấp đầy khoảng 45%, hoạt động chủ yếu là công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng. Thị trường chủ yếu là trong nước, tạo được việc làm cho trên 5.000 người lao động.
– Về dịch vụ: hiện trên địa bàn huyện có 313 doanh nghiệp (83 doanh nghiệp tư nhân, 102 công ty TNHH); 5.779 cơ sở hoạt động kinh doanh (16 doanh nghiệp nhà nước, 14 doanh nghiệp tập thể, 83 doanh nghiệp tư nhân, 5.666 hộ kinh doanh cá thể) với gần 10.000 lao động. Giá trị sản phẩm dịch vụ thương mại giai đoạn 2011 – 2015 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,62%/năm. So với các huyện phía Nam trong Tỉnh thì huyện Văn Giang hoạt động dịch vụ thương mại tương đối mạnh với các trung tâm dịch vụ và buôn bán như chợ Văn Giang, chợ Mễ Sở, chợ Tân Tiến, khách sạn, nhà nghỉ…vv. Tuy nhiên quy mô công trình còn hạn chế, chủ yếu có tính chất địa phương, phân bố xen kẽ với các khu dân cư.
– Về Nông nghiệp, dịch vụ nông thôn: Diện tích đất nông nghiệp của Huyện là 3591ha; trong đó đất trồng lúa là 626,9ha, chiếm 8,7% diện tích đất nông nghiệp, phân bố đều ở các xã; đất trồng cây lâu năm là 1.273ha, đất trồng màu là 1061ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 49,8ha, phân bố khá đồng đều trong Huyện. Toàn Huyện có một cụm công nghiệp làng nghề về gốm (cụm công nghiệp làng nghề Xuân Quan), khoảng 15 tổ hợp tác tự nguyện.
2. Hiện trạng các cơ quan hành chính, cơ sở hạ tầng xã hội:
– Hệ thống công trình y tế: huyện Văn Giang đã hình thành hệ thống công trình y tế gồm: bệnh viện đa khoa Phúc Lâm, 01 Trung tâm y tế huyện, 11 trạm y tế cơ sở với gần 150 giường bệnh trong đó tuyến huyện là 90, tuyến xã là 55 giường. Công tác khám và chữa bệnh ngày một nâng cao, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
– Hệ thống công trình giáo dục: năm 2011 huyện có 18 trường học các loại đạt tiêu chuẩn quốc gia, 13 trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. Cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cấp. Toàn huyện đã có 370 phòng học cao tầng xây dựng kiên cố, bền vững. Tuy nhiên, căn cứ vào số lượng học sinh ngày một tăng mạnh, tỷ lệ trường chuẩn của các cấp học trong thời kỳ quy hoạch cần dành quỹ đất xây dựng cở sở hạ tầng đáp ứng phát triển sự nghiệp giáo dục của Huyện trong giai đoạn tới.
– Hệ thống Văn hóa – TDTT: công trình văn hoá – TDTT cấp huyện đang được quy hoạch xây dựng tại thị trấn Văn Giang thành trung tâm có diện tích khoảng 20ha, trong đó có các tổ hợp công trình: (1) Sân bóng đá, nhà thi đấu đa năng và bể bơi; (2) Nhà khách, nhà văn hóa; (3) Cung thiếu nhi, các sân thể thao ngoài trời, bể bơi và khu dịch vụ; (4) Quảng trường, vườn hoa công viên và nhà trẻ – mẫu giáo. Các xã khác đều có các công trình văn hoá – thể dục thể thao, tuy nhiên cơ sở vật chất còn hạn chế.
– Công trình nhà ở: nhà ở tại nông thôn đạt trung bình 6 – 8m2/người, trong đó 60% là nhà ở truyền thống 1 tầng mái ngói, 40% là nhà bê tông mái bằng. Nhà ở đô thị đạt trung bình 9m2/người, trong đó khoảng 80% là nhà bê tông từ 1 tầng đến 5 tầng, còn lại khoảng 20% là nhà cấp 4, nhà tạm.
3. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan, môi trường:
Cảnh quan huyện Văn Giang có đặc điểm chung là không gian thoáng và rộng, tỷ lệ cây xanh cao, có quan hệ hữu cơ với môi trường tự nhiên của vùng bãi sông Hồng, phân theo khu vực gồm những vùng cảnh quan sau:
– Vùng cảnh quan ngoài bãi sông Hồng: gồm khu vực có diện tích khoảng 1000 ha ngoài đê sông Hồng (đường ĐT.378) thuộc thị trấn Văn Giang, xã Liên Nghĩa, Mễ Sở, Thắng Lợi với đặc điểm có tỷ lệ đất dân cư thấp (chiếm khoảng 10%), còn lại khoảng 90% là cây xanh và mặt nước, tại đây đã hình thành nhiều trang trại vừa trồng trọt vừa chăn nuôi, làm du lịch, nghỉ dưỡng…vv. Khu vực này đã được lập quy hoạch chung xây dựng với mục tiêu phát triển thành vùng phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường của huyện Văn Giang cũng như của tỉnh Hưng Yên.
– Vùng cảnh quan các khu vực đô thị và đô thị hoá: phân vị có thể tính theo ranh giới hành chính của các địa phương gồm: thị trấn Văn Giang, xã Xuân Quan, xã Cửu Cao. Khu vực này có mật độ xây dựng cao nhất huyện, diện tích xây dựng chiếm gần 40% trên tổng diện tích tự nhiên (của khu vực này). Trong các khu dân cư, diện tích ở của các hộ cũng chật hẹp hơn, trung bình từ 200-250m2/hộ.
– Vùng cảnh quan các xã trồng rau, cây cảnh: Phạm vi bao gồm các xã Liên Nghĩa, Mễ Sở, Thắng Lợi (phần trong đê) có diện tích khoảng 800-900ha. Khu vực này có mật độ dân cư trung bình, tỷ lệ phủ xanh chiếm 60% đất tự nhiên. Điều này đã tạo nét đặc thù cho cảnh quan của khu vực, cùng với môi trường sinh thái là điều kiện thuận lợi cho sinh sống và nghỉ ngơi. Khu vực này đang được tỉnh đánh giá là có tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hoá và du lịch nghỉ dưỡng.
– Vùng cảnh quan các xã trồng lúa: phạm vi bao gồm các xã Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc, Tân Tiến có diện tích khoảng 1.000 – 1.300ha. Khu vực này có mật dộ dân cư thấp nhất huyện, tỷ lệ đất xây dựng chiếm 22% đất tự nhiên; Nhìn chung cảnh quan khu vực này mang những nét đặc trưng của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
4. Lịch sử, di sản văn hóa:
– Huyện Văn Giang có bề dày lịch sử là xứ Kinh Bắc xưa; nơi phát tích và những giai thoại về Thánh Chử Đồng Tử (một trong Tứ bất tử trong dân gian), là vùng Tế Giang cổ, những năm tháng giữ làng, giữ nước có từ thời Hai Bà Trưng, những trận chiến đấu chống giặc Nguyên Mông đến ngày Bác Hồ về thăm Mễ Sở. Là nơi có đại thủy nông Bắc Hưng Hải (cống Xuân Quan) tưới tiêu cho 3 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Đây cũng là vùng đất khoa bảng có nhiều trạng nguyên, tiến sĩ…, các nhà cách mạng tiền bối như Phó Đức Chính, Tô Hiệu, Tô Chấn, Lê Văn Lương…; các nhà văn – thơ nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Thị Hồng Ngát… danh họa Tô Ngọc Vân, họa sỹ Dương Bích Liên, nhà giáo Dương Quảng Hàm…, tiến sĩ Chu mạnh Trinh…. Vùng đất Văn Giang có sông Hồng bồi đắp, cây cối tốt tươi, con người cần cù sáng tạo…
– Hiện nay trên địa bàn huyện có 133 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật. Trong đó có 17 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 24 di tích xếp hạng cấp tỉnh, các di tích tiêu biểu như Đình Trăm cột Đa Ngưu (Tân Tiến), Chùa Mễ Sở thờ Phật bà nghìn mắt, nghìn tay, nhà cổ 300 tuổi (Mễ Sở)…gắn liền các di tích là lễ hội làng được tổ chức hàng năm vào đầu xuân; điển hình như Lễ hội Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân (lễ hội Tổng Mễ, và một số làng tại các xã) vào ngày 10-12/2 hàng năm, lễ hội Hai Bà Trưng (Phụng Công) vào ngày 9/4/hàng năm…
– Ngoài ra huyện có những sản phẩm ẩm thực truyền thống nổi tiếng như; Bánh tẻ Phụng Công, bánh Dầy Cửu Cao, bánh Cuốn, Khúc Mễ Sở…, hát Ca trù Giáo Phòng, hát Trống quân (Vĩnh Khúc)
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG
Huyện Văn Giang có điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển mọi mặt với các trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng….vv; là địa bàn thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, với những lợi thế như sau:
– Giáp với Thủ đô Hà Nội, trong hành lang phát triển của của QL5A. Trong giai đoạn 2012-2020 sẽ là một đầu mối giao thông phía Đông Nam của vùng Thủ đô với các tuyến vành đai IV Hà Nội, Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường liên Tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, đường vành đai 3,5, đường thuỷ trên sông Hồng.
– Hiện nay huyện Văn Giang đã là một địa bàn phát triển đô thị của Tỉnh với diện tích dự án xây dựng đô thị lớn tới 1515ha (21,1% diện tích tự nhiên). Nếu tính cả thị trấn huyện lỵ Văn Giang thì việc phát triển đô thị của Văn Giang đến năm 2020-2025 sẽ đạt khoảng 1.900ha đất dân dụng đô thị (26,4% diện tích tự nhiên).
– Kinh tế phát triển với tỷ trọng phi nông nghiệp chiếm tới 72%, ngành Nông nghiệp có nhiều sản phẩm hàng hoá là một thuận lợi để huyện phát triển theo hướng đô thị hoá. Huyện có địa giới hành chính thuận lợi cho quản lý phát triển; quỹ đất có giá trị hàng hoá cao; địa hình bằng phẳng; đất đai, môi trường sinh thái tốt; điều kiện cảnh quan – môi trường hấp dẫn cho du lịch, nghỉ dưỡng và cư trú.
– Huyện giáp 7,6km sông Hồng có giá trị về nhiều mặt như: có tuyến giao thương liên vùng Bắc Bộ – biển Đông bằng đường sông, có tài nguyên nước với trữ lượng rất lớn, chất lượng tốt. tạo môi trường sinh thái, cảnh quan…vv. Hình thành vùng bãi bồi với diện tích khoảng 1.000ha thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp hàng hoá và các mục tiêu khác…vv.
– Huyện Văn Giang có nguồn nhân lực khá, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn, chỉ tiêu tổng hợp phát triển con người khá cao, người dân cần cù, ham học, chịu khó, năng động có bề dày truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, có tính cộng đồng cao. Với đặc điểm của nguồn nhân lực, tính dân tộc như vậy, là cơ sở thuận lợi cho việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn lực này phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.
IV. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm và chiến lược phát triển:
1.1. Quan điểm phát triển:
– Phát triển huyện Văn Giang thành trọng điểm kinh tế động lực theo hướng toàn diện và bền vững đảm bảo 3 mục tiêu phát triển: kinh tế bền vững, xã hội và môi trường bền vững. Trong đó phát triển kinh tế với việc bố trí hợp lý và tập trung các khu vực kinh tế trọng tâm, giảm thiểu các khu vực không chính thức, phân tán, nhỏ lẻ. Cân đối giữa lợi ích phát triển kinh tế với các lợi ích khác; ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế phục vụ cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và các ngành kinh tế gắn với phát triển đô thị…vv.
– Phát triển xã hội với việc đô thị hoá từng phần và tiến tới toàn phần, trong đó ưu tiên các khu vực đã có cơ hội phát triển như thị trấn Văn Giang, khu vực phía Bắc huyện và giáp Hà Nội nhằm tạo lực kéo đẩy mạnh, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa khu vực còn lại trong huyện.
– Phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với việc bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Đảm bảo sự cân bằng giữa xây dựng cũ và xây dựng mới, hạn chế những biến đối bất lợi về môi trường tự nhiên và xã hội.
– Quy hoạch xây dựng khu vực trên quan điểm như một khu kinh tế mở, có cơ chế chính sách hợp lý, tạo điều kiện tốt cho hội nhập và tăng cường hợp tác kinh tế, thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, kể cả nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển khu vực.
– Định hướng phát triển khu vực không tách rời khỏi định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và một số định hướng phát triển quan trọng đã được xác lập theo các quy hoạch và dự án đã và đang được lập và phê duyệt. Phải khắc phục tối đa những nhược điểm đã nêu; có giải pháp khả thi phù hợp với từng giai đoạn xây dựng, tiết kiệm đất đai và các nguồn lực kinh tế khác. Đảm bảo phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội đồng bộ, hiện đại, tiết kiệm chi phí đầu tư, hạn chế giải phóng mặt bằng.
– Phát triển không gian theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường, đảm bảo các tiêu chí: (1) Tiết kiệm tài nguyên đất, tài nguyên nước…vv, đảm bảo sức dung nạp tối đa của đô thị, tránh sự sớm mất cân bằng trong đô thị; (2) Tiết kiệm năng lượng sử dụng cho đô thị, đặc biệt là tạo tiền đề cho việc phát triển tái tạo các nguồn năng lượng mới; (3) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, tránh các tác động biến dạng đến tự nhiên và phải bù đắp lại môi trường thiên nhiên nếu có sự can thiệp biến dạng hoặc lấy đi từ thiên nhiên; (4) Có giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị tự nhiên.
1.2. Chiến lược phát triển:
– Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, hỗ trợ cơ chế chính sách để phát huy nhanh nhất các dự án trọng điểm như: các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung, các dự án thương mại dịch vụ phát triển kinh tế nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội tạo động lực cho huyện.
– Phát triển các khu chức năng lớn như các khu công nghiệp và dịch vụ, du lịch tập trung nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội.
– Đô thị hoá toàn phần một số khu vực thành các khu điểm đô thị chuyên ngành gắn với các khu chức năng chuyên dụng về công nghiệp và dịch vụ, nhằm tăng trưởng dân số và việc làm phục vụ cho sự nghiệp phát triển công nghiệp và dịch vụ chung trong huyện. Hạn chế sự phát triển phân tán, tự phát, thiếu kiểm soát trong huyện.
– Ưu tiên phát triển trước hệ thống các trung tâm đô thị, đặc biệt là trung tâm hành chính huyện, tạo tiền đề cho việc thu hút đầu tư xã hội, sớm hình thành thị xã Văn Giang vào năm 2020 và tạo điểm tựa cho các khu dân cư và chức năng khác phát triển theo.
– Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, đồng bộ, tiện lợi đến từng khu điểm xây dựng dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, trong đó lưu ý việc kết nối thuận lợi giữa các vùng, khu, điểm chức năng nhằm gia tăng lợi ích cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt xã hội trong huyện.
– Cải tạo và nâng cấp các khu vực dân cư hiện hữu, gắn kết với sự phát triển chung của huyện, đảm bảo ổn định và an sinh môi trường xã hội, gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống.
– Kiểm soát các khu vực cần bảo tồn, khu vực nhạy cảm về môi trường, ngăn ngừa các hiểm họa thiên tai và ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của con người gây ra bằng cách thiết lập các trục không gian có tính sinh thái cao, làm giải pháp phân cực các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt xã hội sao cho ít ảnh hưởng lẫn nhau.
– Khuyến khích thu hút đầu tư xã hội, tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển huyện Văn Giang.
– Tăng cường thể chế để quản lý phát triển đô thị và nông thôn, xây dựng mô hình đô thị mới, nông thôn mới. Nâng cao chất lượng các biện pháp quản lý xây dựng, phát triển trong địa bàn huyện.
2. Tính chất phát triển:
– Huyện Văn Giang Là trọng điểm phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp, Đô thị và Nông thôn có hệ thống hạ tầng dịch vụ hiện đại và đồng bộ gắn với vùng thủ đô Hà Nội và tỉnh Hưng Yên; hướng tới sau 2020 trở thành thị xã trực thuộc Tỉnh.
– Là vùng giãn dân của thủ đô Hà Nội, phát triển gắn với đô thị lõi trung tâm của thủ đô Hà Nội và các Tỉnh khác theo hướng các đường vành đai 3,5 và 4.
– Là trung tâm văn hóa, cảnh quan, du lịch, thương mại – dịch vụ mang tính nhân văn của tỉnh Hưng Yên nói riêng và Đồng bằng sông Hồng nói chung.
– Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của Tỉnh, Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước.
3. Dự báo phát triển dân số và lao động:
Dân số dự báo của huyện Văn Giang đến năm 2020-2030 dự báo gồm 3 nguồn như sau:
(1) Nguồn thứ nhất là dân cư địa phương tại địa bàn tăng trưởng tự nhiên với mức 0,9-0,95%/năm.
(2) Nguồn thứ hai là phát triển sản xuất, kinh doanh: đây là lượng dân di cư từ nhu cầu lao động cơ bản phục vụ các cơ sở kinh tế tập trung (chủ yếu là phi nông nghiệp) có trên địa bàn huyện và khu vực phụ cận (<10km) như cụm CN phía Tây đường liên tỉnh, Tân Tiến, khu công nghiệp Vĩnh Khúc, Agrimeco; khu đô thị thương mại – du lịch Văn Giang (khu đô thị Việt Hưng), các khu công nghiệp Như Quỳnh A.B; Phố Nối A,B, Ngọc Long, cụm công nghiệp Tân Quang. Có tổng diện tích khoảng 1800ha.
(3) Nguồn tăng thứ 3 là do sự hấp dẫn về các mặt lợi ích kinh tế và phi kinh tế, vì vậy sẽ có một lượng dân di cư cơ học tự do kèm theo nguồn lao động kỳ vọng sinh sống với các ngành nghề dịch vụ khác. Dự báo nguồn này sẽ tăng mạnh vào những năm 2020-2025 khi các dự án động lực về giao thông (vành đai (4) (3,5)) được hình thành, đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được khai thác sử dụng đạt hiệu quả theo đúng thiết kế. Khi đó huyện sẽ trở thành một khu vực hấp dẫn định cư tương tự một huyện giáp nội của Hà Nội.
4. Dự báo đô thị hoá:
Trên cơ sở thực trạng về phát triển đô thị và dự báo về phát triển dân số của huyện Văn Giang như trên vậy có thể nhận định việc đô thị hoá của Văn Giang vừa có tính tất yếu vừa có tính chủ động; thực chất là tiếp tục quá trình đã diễn ra từ trước. Lượng dân số có nhu cầu sinh sống tập trung tại đô thị gồm các thành phần: (1) dân số tăng do nhu cầu lao động, (2) dân số di cư tự do, (3) dân số di cư từ các khu vực nông thôn trong huyện (4 dân số nông thôn nhập thị).
Năm
Dân số toàn Khu vực quy hoạch
Tỷ lệ đô thị hoá (%)
Dân số đô thị (ng)
Dân số nông thôn (ng)
Tốc độ DTH (%)
2000-2010
104.976
9,3
9.799
95.177
4%
2010-2020
228.020
65,0
148.173
79.847
Có khả năng đột biến do thành lập thị xã vào năm 2020
2020-2030
314.704
72,1
226.955
87.749
4,36%
– Về xu thế phát triển: trước hết là hình thành các khu điểm đô thị chuyên ngành gắn với các khu vực có cơ sở hạ tầng kinh tế lớn và phát triển các trung tâm đô thị; hướng tới sau 2020 sẽ phát triển thành một Thị xã trực thuộc Tỉnh.
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
1. Hướng và phạm vi phát triển không gian
Phát triển không gian huyện Văn Giang đến năm 2020 với mục tiêu trở thành một trung tâm Thương mại – Dịch vụ và Văn hóa – Xã hội của tỉnh Hưng Yên. Định hướng phát triển các dự án có tính động lực (Công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị mới..vv). Hướng phát triển không gian gồm: cực trung tâm hiện hữu được mở rộng về phía Nam; cực phát triển phía Đông; hoàn chỉnh xây dựng cực phát triển phía Bắc. Các khu vực còn lại trong huyện được thực hiện các dự án động lực và cơ sở hạ tầng thiết yếu. Phạm vi và định hướng phát triển cho các khu vực như sau:
1.1. Khu vực phát triển đô thị:
a) Cực phía Bắc: thuộc xã Cửu Cao, Phụng Công. Phát triển trên cơ sở dự án khu đô thị thương mại, du lịch Văn Giang và khu vực phụ cận. Diện tích tự nhiên khoảng 550ha, trong đó 495ha đô thị mới, gồm các chức năng chính như sau:
– Khu trung tâm tổng hợp mới của Huyện có diện tích khoảng 30ha (trong khu đô thị thương mại, du lịch Văn Giang).
– Các khu dân cư cũ cải tạo chỉnh trang, đô thị hóa khoảng 70ha.
b) Cực phía Trung tâm (trung tâm hiện hữu của huyện): phạm vi bao gồm thị trấn Văn Giang, một phần xã Long Hưng, diện tích khoảng 700ha, gồm các chức năng chính như sau:
– Khu hành chính hiện hữu của Huyện cải tạo chỉnh trang: 5,5ha.
– Khu trung tâm tổng hợp mới của Huyện có diện tích khoảng 30ha (trong đó có khu hành chính dự kiến sau năm 2020).
– Các khu dân cư cũ cải tạo chỉnh trang, đô thị hóa khoảng 170ha.
– Phát triển các khu đô thị thị mới với diện tích khoảng 250ha với tỷ lệ lấp đầy chung khoảng 50-60%.
c) Cực phía Đông: phạm vi bao gồm một phần của các xã Nghĩa Trụ, Long Hưng. Diện tích tự nhiên khoảng 490ha, gồm các chức năng chính như sau:
– Trung tâm tổng hợp phía Đông của Huyện.
– Các khu dân cư cũ cải tạo chỉnh trang, đô thị hóa là khoảng 60ha.
– Phát triển khu đô thị mới Đại An và các khu khác với tỷ lệ lấp đầy chung khoảng 60% với hệ thống hạ tầng dịch vụ đồng bộ hiện đại, định hướng đô thị có sức dung nạp lớn. Trong đó được ưu tiên các công trình hạ tầng kinh tế nhằm tạo môi trường vật chất và môi trường xã hội thuận lợi cho kinh tế dịch vụ phát triển.
1.2. Khu vực phát triển ngoài đô thị:
Phạm vi gồm toàn bộ các khu vực còn lại của huyện ngoài khu vực phát triển đô thị có diện tích khoảng 5.100ha. Đây là các khu vực chuẩn bị nhập thị trong các giai đoạn kế tiếp, khu vực nông thôn và phát các chức năng đặc thù của Thị xã dự kiến.
2. Cấu trúc phát triển không gian:
Cấu trúc khung không gian của huyện Văn Giang là cấu trúc mạng tam giác kết hợp mạng ô cờ; phát triển theo hướng đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc, được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc bảo tồn và phát triển “bù” môi trường tự nhiên và xã hội nhằm đạt được các giá trị mới nhưng cân bằng với tự nhiên. Cấu trúc này được hình thành trên cơ sở gồm: Các trục giao thông xuyên tâm và đối ngoại như: đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, TL179 QL5B, đường vành đai 3,5 Hà Nội và một số tuyến chính được mở mới của huyện. Cấu trúc không gian huyện Văn Giang gồm các thành tố sau:
a. Các khu vực trung tâm:
– Khu thứ nhất: được giữ nguyên vị trí cũ tại cực phát triển Trung tâm, thuộc địa bàn thị trấn Văn Giang, gắn với đường 179 (ĐT.379B), đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên (ĐT.379). Diện tích khoảng 30ha bao gồm cả khu trung tâm hiện hữu của huyện. Đây là vị trí thuận lợi về giao thông nhưng diện tích hạn chế, chỉ đủ điều kiện để bố trí hệ thống hạ tầng dịch vụ phục vụ hàng ngày cho riêng cực phía tây, trên cơ sở cải tạo nâng cấp các công trình đã có sẵn, trong đó có việc giữ lại các công trình hành chính cũ của huyện khi chuyển đổi lên Thị xã tương lai.
– Khu thứ hai: được đề xuất tại cực phía Nam, đối ngẫu với khu thứ nhất qua đường vành đai 3,5 và nằm trên trục kinh tế – kỹ thuật – đô thị – cảnh quan chính (đường Hà Nội – Hưng Yên) thuộc thị trấn Văn Giang và xã Long Hưng. Diện tích khoảng 40 ha, đây là vị trí thuận lợi về giao thông, có ưu thế về không gian môi trường, có mối liên hệ cao đối với cực phát triển khác; có đủ điều kiện để bố trí hệ thống hạ tầng dịch vụ kinh tế, xã hội tiện ích và đồng bộ, phục vụ giao thương và sinh hoạt cộng đồng trong khu vực phía Nam huyện.
– Khu thứ 3: được đề xuất bố trí ở cực phát triển phía Đông, tại phía Bắc địa bàn xã Nghĩa Trụ, phía Đông giáp dự án khu đô thị mới Đại An. Đây là vị trí thuận lợi về giao thông, có ưu thế về đất đai và không gian môi trường, có mối liên hệ cao đối với cực phát triển khác; diện tích khoảng 40ha; Việc hình thành khu vực này nhằm mục đích bố trí đủ các công trình dịch vụ tiện ích công cộng còn thiếu cho cực phía Đông Bắc, đồng thời cũng là trung tâm tổng hợp của cụm một số xã ở phía Đông Bắc.
– Khu thứ 4: được đề xuất phát triển tại cực phía Bắc (khu đô thị thương mại, dịch vụ, du lịch Văn Giang) có diện tích khoảng 20ha; Đây là vị trí thuận lợi về giao thông, có ưu thế về đất đai và không gian môi trường, có mối liên hệ cao đối với cực phát triển khác; Việc hình thành khu vực này gắn với việc xây dựng đồng bộ khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang.
b. Các trục phát triển không gian chủ đạo:
– Trục kinh tế – kỹ thuật – đô thị – cảnh quan chủ đạo QL5B là trục giao thông Quốc gia đi qua khu vực quy hoạch. Ngoài chức năng giao thông đối ngoại còn là tuyến liên kết tất cả các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, dân cư nông thôn của toàn huyện.
– Trục kinh tế – kỹ thuật – đô thị – cảnh quan theo tuyến đường 3,5 (Hà Nội) Đây cũng là tuyến liên kết tất cả các khu đô thị, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, dân cư nông thôn của toàn huyện. Đồng thời cũng là trục tổ chức không gian chính của các cực phát triển; tất cả các nút lớn trên mạng đều bám vào trục này và phát triển đối ngẫu sang 2 bên.
– Trục kinh tế – kỹ thuật – đô thị – cảnh quan theo tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên đi qua khu vực quy hoạch phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Ngoài chức năng đối ngoại còn là tuyến liên kết tất cả các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ, du lịch dân cư nông thôn của toàn huyện. Đồng thời cũng là trục tổ chức không gian chính của các cực phát triển.
– Các trục khác gồm sông Hồng, sông Bắc Hưng Hải, sông Tam Bá Hiển, sông Ngưu Giang, kênh Đông, kênh Tây và các trục chính đô thị cũng là các trục cảnh quan tổ chức không gian quan trọng của mỗi khu chuyên dụng, ảnh hưởng đến cấu trúc riêng của mỗi khu điểm này.
3. Các khu công nghiệp và kho tàng:
Giữ nguyên các khu công nghiệp hiện có, phát triển các khu công nghiệp theo các chương trình dự án của Tỉnh. Xây dựng các các cụm, điểm công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp nhằm di chuyển tập trung các hộ sản xuất xen trong làng xóm hiện nay. Các khu, cụm công nghiệp được định hướng sản xuất đa ngành, công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.
4. Các khu dịch vụ:
Đẩy mạnh phát triển ngành thương mại và dịch vụ, định hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động sang khu vực thương mại, dịch vụ. Các khu thương mại, dịch vụ xây dựng theo mô hình “Business Park” được phát triển độc lập, không phụ thuộc vào khu vực đô thị, thuận lợi cho việc phát triển với mô hình đặc thù, tạo động lực hấp dẫn cho toàn huyện. Định hướng bố trí các khu kinh tế dịch vụ trong huyện như sau:
(1). Khu thương mại, dịch vụ Văn Giang: được bố trí tại phía Nam thị trấn Văn Giang, phía Tây đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên (ĐT.379), diện tích 21,1ha; Tận dụng năng lực sẵn có của tuyến liên Tỉnh Hà Nội – Hưng Yên; Một mặt gắn kết chặt chẽ trung tâm phát triển hiện hữu, các khu đô thị mới và dân cư của cực phía Nam, tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu xúc tiến đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế.
(2). Khu thương mại, dịch vụ Nghĩa Trụ: được bố trí tại phía Đông Nam xã Nghĩa Trụ, diện tích 74,8ha; Khu vực này có không gian môi trường rất tốt, nằm ngay trong trung tâm đô thị.
(3). Khu thương mại, dịch vụ Bắc Tân Tiến: được bố trí tại phía Đông Bắc xã Tân Tiến, giáp QL5B, gần KCN Vĩnh Khúc, diện tích 16,9ha; Khu vực này cũng có không gian môi trường rất tốt, có lợi thế đối ngoại trên hành lang kinh tế kỹ thuật – đô thị QL5B.
(4). Khu thương mại, dịch vụ Ecopark: được phát triển theo dự án đô thị thương mại du lịch Văn Giang giáp tuyến đường Liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, diện tích 38ha; Vị trí này là đầu mối mạng giao thông đối ngoại phía Tây Bắc của huyện; Một mặt gắn kết chặt chẽ với khu đô thị và dân cư của cực trung tâm, mặt khác gắn kết với các hướng đối ngoại của Hà Nội và có không gian môi trường rất tốt nên tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu xúc tiến đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế.
(5). Khu dịch vụ giải trí Nam Nghĩa Trụ: phát triển tại xã Nghĩa Trụ với mô hình kết hợp công viên đô thị. Đây cũng là công viên của cực phát triển phía Đông huyện. Tổng diện tích khoảng 62,7ha trong đó diện tích mặt nước chiếm 35%; phía Bắc giáp đường 207B, phía Tây giáp khu đô thị sinh thái Dream city, phía Nam và Đông giáp khu dân cư xã Vính Khúc.
– Tính chất: là khu cây xanh mặt nước chuyên dụng kết hợp du lịch, dịch vụ, nông nghiệp kỹ thuật cao (khoảng 25% diện tích), nhà ở sinh thái và các loại hình khác…vv. theo mô hình “Business Park”; Đây là khu vực có tổ chức không gian phong phú và môi trường sinh thái tốt do có tỷ lệ cây xanh mặt nước cao, có không gian văn hóa truyền thống nên cùng có giá trị cao về vị trí và khai thác sử dụng.
(6). Khu thương mại, dịch vụ Đại An (thuộc khu đô thị Đại An): được bố trí tại phía Bắc xã Nghĩa Trụ, gần trên tuyến đường vành đai 3,5, diện tích 13,9 ha; Vị trí này là đầu mối của mạng giao thông đối ngoại phía Đông Bắc của huyện; Một mặt gắn kết chặt chẽ với khu đô thị Đại An và cực phát triển phía Đông, mặt khác gắn kết với các hướng đối ngoại chính phía Đông Bắc của huyện, khu vực này ngoài không gian môi trường rất tốt còn nằm ngay trong trung tâm đô thị nên sẽ rất thuận lợi cho phát triển.
(7). Khu vườn ươm và triển lãm hoa cây cảnh: phát triển tại xã Long Hưng, diện tích 35,1ha; phía Tây giáp kênh Tây, Phía Đông giáp tỉnh lộ 205B, phía Bắc gần đường vành đai 3,5. Đây là khu vực có tổ chức không gian phong phú và môi trường sinh thái tốt do có tỷ lệ cây xanh cao, gắn kết chặt chẽ với các khu đô thị và dân cư của cực trung tâm nên sẽ rất thuận lợi cho phát triển…
(8). Các khu điểm khác: Là các khu điểm có chức năng phục vụ cho hoạt động kinh tế dịch vụ như các khu đa năng gắn với đô thị, chợ đầu mối.
5. Các khu phát triển nông nghiệp:
a). Khu canh tác nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái Liên Nghĩa – Mễ Sở:
– Vị trí và diện tích: phát triển tại xã Liên Nghĩa và Mễ Sở, diện tích khoảng 216,4ha. Phía Bắc giáp khu dân cư xã Liên Nghĩa, phía Đông giáp kênh Tây, phía Tây đến TL195, phía Nam đến vành đai 4. Được phát triển trên cơ sở cải tạo đồng bộ về không gian ở, sản xuất nông nghiệp (trồng cây ăn quả, hoa màu) hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc cảnh quan nông thôn mới của các thôn Phù Liệt, Hoàng Trạch.
– Tính chất và chức năng: là khu vườn ươm và thực nghiệm giống cây trồng kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ nông nghiệp nông thôn đặc thù và các hoạt động sản xuất nông nghiệp mô hình điểm theo hướng phục vụ đô thị kết hợp, tham quan, nghỉ dưỡng…vv. Ngoài chức năng nghiên cứu và sản xuất các loại giống cây trồng còn là nơi đi đầu trong việc sản xuất nông nghiệp tiên tiến, là “lá phổi xanh” của khu vực quy hoạch, có tổ chức không gian phong phú và môi trường sinh thái tốt do có tỷ lệ cây xanh cao, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức không gian theo tính chất sinh thái cao.
b). Khu canh tác nông nghiệp và cây xanh sinh thái ven sông Hồng:
Là khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có quy hoạch (giao thông, thủy lợi nội đồng) phù hợp với điều kiện của địa phương, tạo thuận lợi để các hộ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích 246 ha, phân khu chức năng theo quy hoạch đô thị vùng ngoài bãi sông Hồng gồm 2 khu vực chính như sau:
– Khu sản xuất nông nghiệp tập trung Phụng Công, Xuân Quan: diện tích 102,9 ha. Phía Bắc giáp với khu công viên và dịch vụ giải trí Xuân Quan, phía Nam giáp đường tỉnh 179 kéo dài (quy hoạch dự kiến), phía Đông giáp TL195, phía Tây giáp ranh giới huyện.
– Khu sản xuất Nông nghiệp tập trung Thắng Lợi – Liên Nghĩa: diện tích khoảng 144ha, phạm vi khu vực như sau: toàn bộ khu vực sản xuất nông nghiệp của hai xã Thắng Lợi và Liên Nghĩa nằm ngoài vùng bãi sông Hồng, trải dài từ ranh giới phía Bắc xã Liên Nghĩa xuống đến hết xã Thắng Lợi.
c). Các khu sản xuất nông nghiệp gắn với các xã nông thôn:
– Các khu này có tổng diện tích 440,2ha, gồm các xã: Vĩnh Khúc diện tích 124,7ha, gắn với khoảng 15.000 nhân khẩu; Tân Tiến diện tích 142,3ha gắn với khoảng 12.000 nhân khẩu; Mễ Sở diện tích 110ha gắn với khoảng 12.000 nhân khẩu; Liên Nghĩa 63,2ha gắn với khoảng 7000 nhân khẩu.
– Các khu này được định hướng phát triển nông nghiệp canh tác công nghệ cao tập trung thâm canh các vùng: trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, rau màu, chăn nuôi cao sản và nuôi trồng thuỷ sản theo các dự báo phát triển kinh tế ở chương II, được thực hiện theo các mô hình hộ gia đình và kinh tế trang trại, hướng phát triển chuyên canh, gối vụ và đa dạng sinh học với các giống mới, gien mới có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu.
6. Các khu đô thị:
6.1. Các khu đô thị mới: Tiếp tục phát triển các khu đô thị đã có hiệu lực thực hiện từ trước khi lập quy hoạch chung huyện Văn Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
a). Khu đô thị thương mại, du lịch Văn Giang:
– Là khu đô thị đang được xây dựng với tổng diện tích là 499,7ha. Tính chất là đô thị thương mại – du lịch và sinh thái, dân số dự kiến là 45.000 người (theo dự án được phê duyệt). Địa giới hiện nay thuộc các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao.
– Phát triển khu đô thị này theo đồ án quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Đây là khu đô thị phát triển dọc hai bên tuyến liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên; có môi trường sinh thái và có hệ thống hạ tầng dịch vụ đồng bộ, hiện đại với các chức năng chính như: khu trung tâm thương mại – tài chính, công trình văn hóa – TDTT, khu trung tâm công cộng, trường học, y tế và nhà ở. Đặc biệt là hệ thống cây xanh với tỷ lệ lớn sẽ góp phần tạo không gian xanh đảm bảo môi trường và cảnh quan đô thị.
b). Khu đô thị Bách Giang:
Phát triển tại xã Long Hưng (đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 năm 2011); Tổng diện tích quy hoạch là 113,5 ha, quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 1,2 vạn người. Đây khu là đô thị có tính chất dịch vụ – thương mại; có hệ thống hạ tầng dịch vụ đồng bộ, hiện đại, đa dạng loại hình nhà ở.
c). Khu đô thị Đại An:
Phát triển tại xã Nghĩa Trụ. Diện tích nằm trong huyện Văn Giang là 201,2ha, dân số khoảng 1,5 vạn người. Khu đô thị này có tính chất là trung tâm kinh tế văn hóa – thể thao của cực phát triển phía Đông Bắc huyện Văn Giang.
d). Khu đô thị Xuân Thành Land:
Khu đô thị Xuân Thành Land vị trí quy hoạch tại 2 bên QL5B, địa giới thuộc địa phận xã Long Hưng, được phê duyệt chi tiết 1/2000 tháng 03/2012, diện tích khoảng 96ha, dân số 1,3 vạn người. Tính chất của đô thị là đô thị dịch vụ – thương mại có hệ thống hạ tầng dịch vụ đồng bộ, hiện đại, chất lượng khai thác cao về các mặt kinh doanh thương mại dịch vụ và nhà ở; đảm bảo điều kiện sống tốt và giảm thiểu tối đa tác động môi trường.
e) Phát triển các khu đô thị khác: Tổng diện tích 220,2ha, dự kiến các khu như sau:
– Khu đô thị Hòa Bình Green: Phát triển tại xã Tân Tiến, tổng diện tích khoảng 42ha. Tính chất đề xuất là khu đô thị thương mại, dịch vụ và du lịch. Khu đô thị Vincom: Phát triển trên địa bàn xã Nghĩa Trụ và xã Long Hưng, tổng diện tích tự nhiên khoảng 200-300ha, dân số khoảng 40 – 45.000 người.
– Các khu vực khác chủ yếu phát triển ở thị trấn Văn Giang: có diện tích khoảng 90-150 ha gắn với khu hành chính hiện hữu của Huyện, khu đô thị Bách Giang và các khu chức năng đặc thù khác. Tính chất: là khu đô thị trung tâm mở rộng, quy mô dân số dự kiến là 25.000 người.
6.2. Các khu dân cư cũ đô thị hoá toàn phần.
Là các khu dân cư đô thị và nông thôn hiện hữu được nhập thị. Tổng diện tích các khu này là 603,5ha. Các khu này được từng bước nâng cấp hệ thống hạ tầng dịch vụ đạt các tiêu chuẩn của đô thị, đồng thời tạo một hành lang hạ tầng kỹ thuật gồm đường giao thông, cây xanh và công trình cấp thoát nước xung quanh các điểm dân cư nông thôn đô thị hoá. Tính chất phát triển của các khu này có khác nhau theo vị thế: Trong đó khu vực thị trấn Văn Giang và xã Cửu cao là có mật độ dân cư đông nhất.
7. Các khu chuyên dụng khác:
7.1. Khu hành chính huyện:
– Giai đoạn đến năm 2020: giữ nguyên khu hành chính hiện hữu của huyện thuộc thị trấn Văn Giang hiện nay với diện tích 5,5ha.
– Giai đoạn sau năm 2020: quy hoạch xây dựng mới khu hành chính của thị xã Văn Giang tại trung tâm tổng hợp mới cách khu hành chính hiện hữu khoảng 1km về phía Nam (theo đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên) thuộc địa phận thị trấn Văn Giang hiện nay. Diện tích khoảng 26,5ha. Hướng phát triển chính là dọc theo đường Hà Nội – Hưng Yên và đường vành đai 3,5.
Thống kê các Khu hành chính
STT
Khu chức năng
Đến năm 2020
Đến năm 2030
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng
15,5
100
31,3
100
1
Khu hành chính đến năm 2020
5,5
35,5
5,5 (chuyển chức năng)
17,6
2
Khu hành chính sau năm 2020
10
64,5
26,5
82,4
7.2. Khu trung tâm dưỡng lão:
Đây là khu vực có chức năng chăm sóc sức khoẻ và đời sống, nghỉ dưỡng cho người già ở huyện và các khu vực khác (theo dự án đã được phê duyệt trước khi lập quy hoạch chung). Vị trí khu này tại phía Đông đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên và phía Nam đường vành đai 3,5. Diện tích khoảng 13ha. Khu này được định hướng có mật độ xây dựng thấp, tỷ lệ cây xanh cao, được tổ chức đa dạng dịch vụ cho các tầng lớp khách hàng. Không gian phát triển được hưởng giá trị của khu trung tâm huyện.
7.3. Khu công cộng và hạ tầng xã hội tập trung:
Đây là khu dự kiến bố trí các công trình cơ quan của các doanh nghiệp, các trung tâm chuyên ngành xã hội như: văn hóa, y tế, giáo dục và các công trình hạ tầng xã hội khác phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng của toàn khu vực quy hoạch.
Việc bố trí riêng biệt các chức năng này nhằm các mục đích: (1) Tạo tiện ích tập trung và chuyên ngành về sử dụng cho huyện; (2) giảm mật độ tập trung trong các đô thị nếu bố trí ở đó; (3) phân cấp mạnh các tuyến sử dụng, tạo tính chuyên sâu cho sử dụng; (4) có thể xây dựng từng phần và hoạt động độc lập mà không cần gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị.
7.4. Các khu giáo dục đào tạo:
Gồm các khu giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề, Trường điểm cấp II, cấp III, các cơ sở đào tạo đặc thù khác…vv; Diện tích bố trí 16,6ha bố trí tại khu vực thị trấn Văn Giang hiện nay. Mô hình không gian cụ thể sẽ theo yêu cầu của dự án bước sau, dự kiến đào tạo khoảng 5.500 học sinh các loại. Khu trung tâm đào tạo gồm các phân khu chức năng sau: Các khu trung tâm, Đất học tập nghiên cứu, hợp tác đào tạo nước ngoài, Khu TDTT, cây xanh tập trung; Đất khu ký túc xá, giao thông, hạ tầng kỹ thuật nội khu.
7.5. Các khu công viên cây xanh công cộng đô thị:
Tại cực phát triển phía Đông bố trí 2 khu cây xanh công viên, 1 thuộc xã Long Hưng, giáp đường QL5B diện tích 28,6ha (khu công viên Long Hưng); 1 khu diện tích là 32,2ha giáp sông Bắc Hưng Hải.(khu công viên Nghĩa Trụ). Tại cực phát triển phía Nam bố trí 1 khu cây xanh công viên có diện tích là 29,4ha tại khu vực thi trấn Văn Giang. Phát triển khu công viên cây xanh trong khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang có diện tích 47,1ha. Ngoài ra còn khai thác khoảng 79,1ha cây xanh mặt nước dọc theo kênh Tây, sông Ngưu Giang và các khu vực khác cho đô thị với chức năng hoạt động sinh hoạt cộng đồng và hoạt động thể dục thể thao hằng ngày.
7.6. Khu văn hóa – thể dục thể thao:
Xây dựng công trình Văn hoá – Thể dục thể thao của huyện theo quy hoạch. Đây là công trình phục vụ các hoạt động tập luyện, thi đấu, dịch vụ thể thao trong khu vực phía Bắc tỉnh Hưng Yên.
7.7. Các khu dự trữ phát triển:
Là các khu vực dự trữ cho những biến động về xây dựng trên địa bàn, chủ yếu dự trữ tại cực phía Đông. Tổng diện tích đến năm 2020 là 1236,8ha, đến năm 2030 là 201ha. Việc sử dụng các quỹ đất này phụ thuộc vào nhu cầu bất thường nếu có, tiên lượng sẽ vào giai đoạn sau 2020, trước mắt có thể sử dụng vào khai thác ngắn hạn như: nông nghiệp, vườn ươm và dịch vụ…vv.
7.8. Các khu, điểm chức năng phân tán khác:
Đây là các khu điểm nhỏ lẻ, như: quân sự, di tích, chợ đầu mối, nghĩa trang, khu xử lý rác thải, bến xe…vv được bố trí theo yêu cầu của từng khu vực trong khu vực quy hoạch và các yêu cầu chuyên ngành, phân tán vào các khu chức năng chính nêu trên (xin xem chi tiết tại phần tổ chức hệ thống hạ tầng dịch vụ và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật dưới đây).
8. Các điểm dân cư nông thôn:
Các điểm dân cư nông thôn được định hướng phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các vùng canh tác nông nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và thuộc các xã nông thôn. Định hướng được cải tạo nhằm gia tăng năng lực của hệ thống hạ tầng dịch vụ (kinh tế – kỹ thuật – xã hội). Hình thành các mô hình như sau:
(a) Điểm dân cư nông thôn tại các xã trồng lúa, chăn nuôi: áp dụng mô hình VAC trong sản xuất kinh tế hộ gia đình với hình thức canh tác theo kiểu trang trại phổ biến có quy mô 0,3-0,5 ha/hộ. Các khu sản xuất chăn nuôi bố trí tập trung và tách rời các khu vực thôn xóm. Từ 2 – 3 khu trang trại tập trung sẽ bố trí 1 khu hỗ trợ và dịch vụ sản xuất với quy mô từ 1- 2ha với chức năng bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Mô hình sản xuất này phát triển thuận lợi tại các xã Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc. Đất ở cho dân cư mới bình quân khoảng 150-200m2/hộ.
(b) Điểm dân cư nông thôn tại các xã trồng rau an toàn, trồng cây ăn quả kết hợp du lịch sinh thái: tổ chức sản xuất với mô hình trang trại rau an toàn được bố trí tập trung xung quanh khu ở hiện có. Áp dụng công nghệ sản xuất công nghệ cao để đảm bảo sản lượng và chất lượng. Phát triển các loại vườn cây ăn quả gắn liền với nơi ở hộ gia đình hoặc trang trại với quy mô khoảng 0,3 – 0,5ha. Không bố trí lô đất ở mới bao gồm cả nơi ở gắn liền với vườn trồng cây ăn quả. Từ 2-3 trang trại bố trí 1 điểm hỗ trợ sản xuất với chức năng chính là dịch vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch với quy mô khoảng 1-2ha.
Cải tạo môi trường sinh thái, văn hoá xã hội của các khu dân cư, nâng cao năng lực hạ tầng dịch vụ và kỹ thuật. Phát triển tập trung các khu dịch vụ theo tiềm năng và yêu cầu phát triển, hình thành khu vực quảng bá sản phẩm kết hợp du lịch sinh thái. Mô hình sản xuất này thuận lợi nhất là ở các xã Tân Tiến, Mễ Sở, Liên Nghĩa. Đất ở cho dân cư mới bình quân khoảng 150-200m2/hộ.
(c) Các điểm dân cư TTCN, làng nghề: phát triển tại các làng nghề truyền thống hình thành từ lâu đời, có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, làng nghề mới được hình thành trong những năm gần đây. Phát triển làng nghề chủ yếu dựa trên quy mô hộ gia đình, không gian bó hẹp trong khu dân cư, không có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Mô hình này có thể phát triển mạnh tại xã Xuân Quan, Mễ Sở, Phụng Công, thị trấn Văn Giang với các ngành nghề: mây tre đan (TT. Văn Giang), gốm sứ (Xuân Quan), trồng hoa cây cảnh (Phụng Công)….v.v.
Lựa chọn vị trí thích hợp cho phát triển dân cư mới (theo quy hoạch nông thôn mới) Nâng cấp điều kiện hạ tầng (giao thông, thoát nước). Tách các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm khỏi khu ở ra khu sản xuất tập trung. Hình thành khu vực quảng bá sản phẩm kết hợp du lịch sinh thái, hình thành các khu ở mới cho các làng nghề (đơn lẻ) hoặc cho cụm làng nghề. Quy mô lô đất 150-200m2/hộ.
VI. TỔ CHỨC HỆ THỐNG HẠ TẦNG DỊCH VỤ
1. Hệ thống trung tâm:
1.1. Các trung tâm tổng hợp:
a) Trung tâm tổng hợp huyện: được bố trí tại 4 khu vực trung tâm đã nêu ở trên.
b) Trung tâm tổng hợp cấp xã, thị trấn:
– Trung tâm liên khu vực: được phát triển tại các khu vực có điều kiện thuận lợi về giao thông, gắn với các khu hạ tầng xã hội tập trung, mỗi khu có diện tích khoảng 5 – 10ha, tại đây được bố trí các công trình công cộng, dịch vụ phục vụ nhu cầu sử dụng hằng tháng, các công trình hạ tầng xã hội khác theo yêu cầu cụ thể.
– Trung tâm của các xã, bao gồm: có vị trí phát triển trên cơ sở trung tâm xã cũ, diện tích từ 3 – 6ha. Trong mỗi khu trung tâm, bố trí đủ đất xây dựng các công trình gồm: hành chính cấp xã, cụm trường cấp 1, 2, trạm y tế, nhà văn hóa…vv. Trung tâm loại này sẽ được cụ thể hoá trong quy hoạch chi tiết bước sau.
1.2. Các trung tâm chuyên ngành:
a) Trung tâm hành chính:
– Trung tâm hành chính huyện: đã trình bày tại mục 7.1
– Trung tâm hành chính xã: đề xuất bố trí ở các trung tâm tổng hợp các xã hoặc liên xã đã nêu ở trên đây.
b) Các trung tâm thương mại – dịch vụ:
Hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ trong khu quy hoạch được bố trí thành 2 cấp: cấp I được bố trí thành các khu chuyên dụng có năng lực phục vụ cho toàn khu vực quy hoạch vùng; cấp II gắn với đô thị, phục vụ cho các khu chuyên dụng hoặc tiểu vùng, cụ thể như sau:
– Trung tâm cấp 1, được bố trí trong trong các khu thương mại dịch vụ tập trung, các khu hạ tầng xã hội tập trung; Khu du lịch, dịch vụ: Tân Tiến, Nghĩa Trụ, Long Hưng, Xuân Quan.
– Trung tâm cấp 2 được bố trí thành nhiều điểm gắn với các trung tâm tổng hợp khác gồm các trung tâm liên xã và liên khu vực.
– Các công trình ưu tiên trong các trung tâm này là hệ thống chợ và trung tâm thương mại như sau:
Hệ thống chợ gồm: chợ đầu mối, bố trí 2 chợ đầu mối mỗi khu có diện tích khoảng 7 -10ha, (1) bố trí tại khu vực đầu cầu Mễ Sở, giáp đường vành đai 4 ; (2) khu vực xã Nghĩa Trụ, giáp vành đai 3,5. Chợ khu vực được bố trí trong các trung tâm liên khu vực mỗi khu 1 chợ có diện tích khoảng 3- 4ha. Toàn huyện có khoảng 6 chợ kiểu này; Chợ cho các xã được bố trí cho mỗi đơn vị cấp xã ít nhất là 1 chợ tại trung tâm xã hoặc các vị trí thích hợp, diện tích mỗi chợ khoảng 0,5 – 2 ha, được thể hiện bởi quy hoạch chi tiết.
Trung tâm thương mại: bố trí các điểm lớn tại các khu trung tâm tổng hợp và các khu thương mại dịch vụ. Tại đây có thể hình thành các công trình như: Siêu thị, trung tâm thương mại bán buôn, bán lẻ. Toàn khu vực quy hoạch sẽ có ít nhất 6 điểm tại các trung tâm chuyên ngành thương mại dịch vụ cấp khu vực, mỗi điểm khoảng 10 – 20 ha.
Hệ thống kho, trạm bán lẻ xăng dầu: bố trí 5 kho trạm bán lẻ xăng dầu với cự ly 5 – 7km 1 kho trạm trong huyện: Sàn giao dịch: bố trí 1 công trình tại trung tâm phía Đông khu quy hoạch, có diện tích khoảng 5 ha phục vụ cho phát triển nông nghiệp của toàn vùng.
c) Trung tâm giáo dục đào tạo:
Hệ thống các trung tâm giáo dục đào tạo được phân làm 2 cấp: cấp giáo dục chuyên nghiệp đến cao đẳng và cấp phổ thông với tiêu chuẩn chung về diện tích như sau: với hệ cao đẳng và dạy nghề (300hs/vạn người), THPT (600 – 700hs/vạn người) đối với giáo dục tiểu học và mầm non (650-720hs/vạn người)
– Giáo dục đào tạo nghề từ cao đẳng trở xuống, được phát triển tại khu trung tâm dạy nghề của huyện hiện nay và trung tâm đào tạo mới của huyện (xã Long Hưng). Đây là trung tâm có chức năng giáo dục phổ thông, đào tạo dạy nghề.
– Giáo dục phổ thông, được bố trí tại các trung tâm tổng hợp của cấp xã. Mỗi khu có diện tích khoảng 5 – 7ha. Gồm 1 cụm trường cấp I, II, III do quy hoạch chi tiết xác định. Ngoài ra còn có các công trình cấp tiểu học và PTCS được bố trí theo mạng lưới của ngành với dự kiến mối xã 1 cụm trường cấp 1,2 có diện tích từ 3 – 4ha.
d) Trung tâm y tế:
Hệ thống trung tâm y tế của khu quy hoạch được bố trí làm 2 cấp, đảm bảo khoảng 65 – 70 giường bệnh/vạn dân, cụ thể như sau:
– Trung tâm y tế cấp huyện: (1) Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện với quy mô khoảng 150 giường (2) Ngoài ra có thể xây dựng thêm một khu trung tâm y tế với mô hình liên hoàn: Chữa bệnh – dịch vụ y dược – nghĩ dưỡng nằm trong khu dưỡng lão.
– Trung tâm y tế cấp xã: các trung tâm này được bố trí trong các trung tâm tổng hợp của các xã, mỗi khu có diện tích khoảng 0,5 – 1ha, sức phục vụ khoảng 20 – 25 giường/1 vạn dân, trong đó ít nhất có 1 trạm y tế sức chứa thấp nhất là 20 giường trở lên kèm theo các chức năng khác phục vụ cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các trung tâm này sẽ được hoạch định trong quy hoạch chi tiết.
e) Trung tâm văn hóa:
– Trung tâm văn hóa cấp huyện: (1) Khu thứ nhất dự kiến xây dựng tại khu hạ tầng xã hội tập trung cực trung tâm, có thể bố trí một nhà văn hoá lớn khoảng 500 chỗ ngồi, 1 trung tâm bảo tàng triển lãm, thư viện 20 vạn đầu sách. (2) Khu thứ 2 bố trí trong khu trung tâm Văn hoá – TDTT của huyện.
– Trung tâm văn hóa cấp xã: các nhà văn hóa cũ được cải tạo nâng cấp thành nhà văn hóa cấp xã hoặc khu vực, bố trí trong các khu trung tâm tổng hợp của các xã, xã với ít nhất mỗi xã đều có 1 nhà văn hoá tổng hợp.
f) Trung tâm TDTT:
– Trung tâm TDTT cấp huyện: được xây dựng tại khu vực quy hoạch.
– Trung tâm TDTT cấp xã: được bố trí trong các khu trung tâm tổng hợp cấp các xã. Tổng số có khoảng 15 khu, mỗi khu có diện tích khoảng 1,5 – 2ha. Các khu này cũng cần có công trình để kinh doanh vì vậy mô hình và diện tích có thể linh hoạt thay đổi tuỳ theo yêu cầu cụ thể của mỗi xã.
g) Trung tâm du lịch, dịch vụ, giải trí:
Bố trí trong các khu du lịch, dịch vụ giải trí đã bố trí hoặc gắn với các khu cây xanh công viên, các khu trung tâm đô thị.
2. Các khu công viên, cây xanh TDTT, giải trí:
– Hệ thống công viên, cây xanh TDTT, giải trí trong đô thị được bố trí theo địa hình cảnh quan và phân theo mạng lưới theo các khu phát triển. Trong các khu này có thể trồng các loại cây đặc trưng của vùng tỉnh Hưng Yên nhằm tạo ra giá trị phi vật thể.
– Ngoài ra còn có hệ thống cây xanh bờ hồ, cây xanh dọc các tuyến sông và dọc các trục không gian kiến trúc cảnh quan chính. Xây dựng các quảng trường có quy mô lớn, tại các trung tâm đô thị, tại các điểm giao cắt quan trọng của các tuyến giao thông kết hợp với các trục không gian xanh tạo nên những không gian mở cho đô thị.
VII. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN – THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
1. Nguyên tắc tổ chức:
– Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trên cơ sở cấu trúc khung tổng thể quy hoạch gồm: các yếu tố tự nhiên, hệ thống giao thông chính, các khu chức năng chính, các khu trung tâm phát triển, các khu vực cửa ngõ.
– Khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên (sông, hồ…vv) kết hợp với hệ thống cây xanh – mặt nước nhân tạo để tạo khung liên kết mềm, tạo hệ thống không gian mở chính kết nối, đồng thời làm rõ không gian các khu chức năng. Tạo các điểm nhìn, hướng nhìn, khai thác được tối đa giá trị cảnh quan của hệ thống không gian mở, của khung cảnh quan thiên nhiên.
– Các trục giao thông chính được xác định là các trục tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Trong đó các giải pháp cần có nguyên tắc tạo tầm nhìn thoáng rộng, điểm nhìn đa dạng, đóng mở và tạo cảm hứng thị giác, ngoài ra còn gắn với yếu tố môi trường và đảm bảo mô hình xây dựng cho các chức năng dọc tuyến.
– Các khu chức năng chính của khu vực quy hoạch (công nghiệp, các khu trung tâm, các khu đô thị…vv) được quy hoạch với hình thái đô thị hiện đại, tối ưu hóa công năng sử dụng, tiết kiệm năng lượng và chi phí sử dụng, tạo dựng các không gian trung tâm đặc trưng, điểm nhấn không gian chính cho mỗi khu chức năng, kết nối hợp lý với hệ thống không gian mở chính, tạo dựng không gian đô thị liên hoàn, sinh động và phong phú.
– Các khu dịch vụ du lịch được quy hoạch với hình thái đô thị du lịch sinh thái, không gian thay đổi linh hoạt, mềm mại. Tổ chức các hướng mở rõ nét khai thác được các giá trị cảnh quan thiên nhiên, tổ chức các sản phẩm du lịch phong phú, tạo cảm giác thư giãn và hấp dẫn đối với du khách.
2. Các trung tâm, tuyến, điểm không gian kiến trúc cảnh quan:
2.1. Các khu trung tâm:
– Các trung tâm đô thị các cấp: gồm các trung tổng hợp của huyện tại cực phát triển, các trung tâm liên xã. Đây là các khu vực cung cấp các chức năng: như chức năng ở, chức năng công cộng, phát triển kinh tế thương mại, thương mại dịch vụ…vv, phục vụ cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt xã hội.
– Các trung tâm chuyên ngành như: khu hành chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục; văn hóa, TDTT…vv các cấp.
– Các khu du lịch dịch vụ, trung tâm giao lưu thương mại: khu thương mại….vv, khu du lịch – dịch vụ Tân Tiến, Nghĩa Trụ, Long Hưng, Xuân Quan, các khu cây xanh dọc các tuyến sông…vv.
VIII. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Nhóm các dự án hạ tầng kinh tế:
– Đẩy nhanh và hoàn thành các dự án KCN Agrimeco Tân Tạo và lấp đầy khoảng 60%, CCN phía Tây đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên: 100%, CCN Tân Tiến: 100%, CCN Xuân Quan: 100%.
– Xây dựng hoàn thành các khu: cảng và dịch vụ cảng Mễ Sở, cảng xã Thắng Lợi; cảng du lịch tại xã Liên Nghĩa.
– Xây dựng hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoảng 60% các khu dịch vụ công nghiệp với diện tích là 38,5ha gồm các khu vực:
– Xây dựng và đưa vào hoạt động các khu thương mại và dịch vụ với tổng diện tích là 106,6ha,
– Xây dựng và đưa vào hoạt động Khu công viên và dịch vụ giải trí Long Hưng; Khu công viên và dịch vụ giải trí Nghĩa Trụ (nằm trong dự án Khu đô thị Đại An).
– Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động Trung tâm chế biến và phân phối sản phẩm nông nghiệp tại xã Mễ Sở.
2. Nhóm các dự án xây dựng đô thị – nông thôn:
– Khu đô thị thương mại – du lịch Văn Giang: 60%.
– Khu đô thị Bách Giang: 50%.
– Khu đô thị Đại An: 50%.
– Các đô thi mới khác: xây dựng khu đô thị phía Nam thị trấn Văn Giang (gồm cả trung tâm tổng hợp mới của cực trung tâm) có diện tích khoảng 300ha.
– Dự án vùng bãi ngoài đê sông Hồng: 50%.
3. Nhóm các dự án giao thông, hạ tầng:
a) Giao thông:
– Hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan có chức năng thúc đẩy xây dựng nhanh các dự án: đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường trục Hà Nội – Hưng Yên, đường vàng đai 3,5; vành đai 4 và các cầu đối ngoại chính bắc qua sông Hồng, sông Bắc Hưng Hải.
– Xây dựng đường gom khai thác và các cầu vượt dân sinh chính qua đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Phục vụ hướng phát triển về phía Đông huyện.
– Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 195, 379B và các đường huyện lộ 205B, 180, 207B thành đường tỉnh cấp III.
– Xây dựng các tuyến trục chính đô thị. Liên hệ các cực phát triển và xuyên tâm đô thị.
– Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông (kèm theo hạ tầng kỹ thuật) của các khu đô thị mới hiện đang xây dựng.
* Các chỉ tiêu phát triển như sau:
– Đường đô thị được xây dựng mới: tổng chiều dài 55km; tổng diện tích khoảng 350 ha, xây dựng hoàn chỉnh 50% số lượng trên.
– Đường chính nông thôn được nâng cấp cải tạo: tổng chiều dài khoảng 30km; tổng diện tích khoảng 75 ha, xây dựng, cải tạo hoàn chỉnh 60% khối lượng trên.
b) Hạ tầng khác:
– Định hướng xây dựng mạng chính, mạng vận chuyển của hệ thống cấp điện, cấp nước; xây dựng hệ thống công trình đầu mối đủ tiêu chuẩn cho sinh hoạt và sản xuất đến năm 2020.
– Tuân thủ quy hoạch thoát nước mưa, thuỷ lợi trong Huyện, kiện toàn xây dựng, cải tạo mạng thoát nước thuỷ lợi chính trong đô thị và các khu vực nông thôn.
– Cảo tạo, nâng cấp và công viên hoá các nghĩa trang lớn trong huyện, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển các nghĩa trang nhân dân nhỏ lẻ trên địa bàn huyện theo hướng đảm bảo tiết kiệm đất đai và hạn chế ảnh hưởng đến việc xây dựng phát triển của huyện, đảm bảo vệ sinh môi trường.
– Xây dựng các khu xử lý rác thải đảm bảo yêu cầu của quy định hiện hành và đủ công suất phục vụ trong huyện.
4. Các dự án xây dựng hạ tầng xã hội thiết yếu:
– Tiếp tục hoàn thành các dự án cải tạo xây dựng trung tâm hiện hữu của huyện hiện nay trong diện tích khoảng 13ha.
– Xây dựng khu trung tâm tổng hợp phía Nam thị trấn Văn Giang diện tích khoảng 30ha (trong đó có khu hành chính dự kiến sau năm 2020).
– Tiếp tục xây dựng khu TDTT tại vị trí quy hoạch.
– Cải tạo nâng cấp hệ thống công trình y tế, giáo dục cấp huyện, Xã, Thị trấn thuộc khu vực dự kiến phát triển đô thị đến năm 2020.
– Các dự án khởi động cho việc xây dựng các khu chức năng và đô thị gồm các khu trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, công trình y tế văn hoá, giáo dục trong ranh giới quy hoạch đến năm 2020. Số lượng và quy mô công trình sẽ được cụ thể theo dự án cụ thể sau quy hoạch chung.
Nguyễn Thanh Tùng
Văn phòng HĐND-UBND huyện