CHUYÊN ĐỀ I
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: “SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 (PHẦN TIẾNG VIỆT) Ở TRƯỜNG THCS HƯNG THÀNH”
I. Lý do xây dựng chuyên đề:
1. Thực trạng:
Lâu nay, trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn thường sử dụng các mô hình, sơ đồ, biểu đồ… để cô đọng, khái quát kiến thức cho học sinh, nhất là ở những bài tổng kết các chương, các phần của môn học hay bài ôn tập. Cách làm này đã đem lại những hiệu quả thiết thực nhất định trong việc ôn tập, củng cố, hệ thống kiến thức cho học sinh bởi cách trình bày gọn, rõ, lô-gic. Bên cạnh những ưu điểm ấy, cách làm này vẫn còn những hạn chế nhất định, bởi trước hết làcả lớp cùng có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Cách làm này chưa thật sự phát huy được tư duy sáng tạo, chưa thật sự kích thích, lôi cuốn được các em trong việc tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Hơn nữa, phạm vi sử dụng hẹp vì chúng ta chỉ sử dụng chúng trong một số tiết dạy có tính chất tổng kết các chương, các phần, các mảng kiến thức của môn học hay các bài ôn tập mà thôi chứ chúng không được sử dụng đại trà cho tất cả các bài học, các giờ lên lớp cũng như các khâu của tiến trình bài dạy.
2. Nguyên nhân:
– Nhiều GV đã chủ động tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức song do nhận thức chưa thật đầy đủ nên việc ĐMPPDH chưa hiệu quả. Từ lối quen thuyết giảng, không ít người chỉ “chạy” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, không quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS. Đây là rào cản của GV khi ĐMPPDH
– Giáo viên chưa có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng
– Tình trạng dạy học theo phương pháp truyền thụ một chiều không phát huy được năng lực hoạt động và tư duy sang tạo, khái quát hoá kiến thức, không kích thích được quá trình tự học tập của HS.
– Học sinh chưa hiểu được ý nghĩa và vai trò của việc học tập và trau dồi kiến thức; có quan niệm học địa lí hay lịch sử nhàm chán vì phải tiếp cận những kiến thức máy móc, học thuộc lòng các nội dung, mốc thời gian,…khô khan và khó nhớ.
3. Ý tưởng:
Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính, các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau, sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể ” mô tả ý tưởng chung một cách đầy đủ, rõ ràng.
a/ GV đưa ý tưởng, thiết kế bài soạn
b/ GV hướng dẫn HS
c/ HS thực hành
d/ GV kiểm tra; chốt kiến thức (nếu cần)
II. Phạm vi ứng dụng chuyên đề:
– Môn Ngữ văn (Có thể ở tất cả các môn học)
III. Thành viên thực hiện chuyên đề:
– Đỗ Thị Mỹ – GV môn Ngữ văn
IV. Thời gian hoàn thành, tổ chức báo cáo nghiệm thu
– Tháng 10, năm học 2020-2021 (hoặc cuối kì, cuối năm học)
V. Việc áp dụng chuyên đề được thực nghiệm
– Dạy 01 tiết thực nghiệm
– GV giảng dạy tại các lớp
– Tổ dự giờ, góp ý, đánh giá
CHUYÊN ĐỀ:
“SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 (PHẦN TIẾNG VIỆT) Ở TRƯỜNG THCS HƯNG THÀNH”
I. Đặt vấn đề:
Vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ văn luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập. Như vậy, dạy Văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay.
Với tinh thần đó, thực hiện chỉ đạo trực tiếp của BGH trường THCS Hưng Thành, giáo viên trong nhà trường cũng như tổ chuyên môn đã tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường. Nhờ vậy, trong những năm qua nhà trường đã thu lại những thành tích đáng kể trong học tập của học sinh. Tuy nhiên kết quả đó chưa toàn diện mà mới chỉ tập trung vào một số ít em học sinh ở mỗi khối lớp. Vì vậy cần có biện pháp tác động tích cực để nâng cao hơn nữa kết quả học tập của HS. Một trong những phương pháp đó là sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy
Bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS là một trong những bộ môn có số tiết dạy nhiều, dung lượng kiến thức dài và có độ khái quát rất lớn. Chính vì vậy, việc dạy Văn cũng gặp nhiều khó khăn. Để giờ dạy có hiệu quả thì cả người dạy và người học đều phải tập trung cao độ, chuẩn bị kĩ nếu không sẽ không đủ thời gian.
Một số học sinh có xu hướng không thích học, ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học thường phải ghi chép nhiều, kiến thức khó và rộng. Một số em học tập chăm chỉ nhưng kết quả chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thống kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào bài học sau.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” hoặc không biết liên hệ, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau…
Chính vì vậy, nhằm hướng các em đến một phương phương pháp học tập chủ động, tích cực. Không chỉ giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn giúp các em hệ thống được những kiến thức đó; có được phương pháp học tập tích cực, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Tôi đã đưa ra chuyên đề “Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn lớp 6 (Phần Tiếng Việt) ở trường THCS Hưng Thành”
II. Nội dung
1. Các bước thực hiện
a. GV phải hiểu Bản đồ tư duy là gì?
+ BĐTD (còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… ) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết
+ Nghĩa của cụm từ BĐTD không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa lí mà là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người
b. GV tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH
– GV tìm hiểu thông tin; Tham khảo tài liệu; Quan sát.
– Nhóm chuyên môn thảo luận, phân tích về nội dung, tính khả thi của chuyên đề; tiến hành bổ sung hoàn thiện.
– Tuỳ vào điều kiện cụ thể về trình độ học sinh, thời gian tiến hành và thiết bị dạy học, giáo viên có thể áp dụng linh hoạt giữa phương pháp truyền thống với các phương pháp mới vào giảng dạy để giờ học đạt được kết quả tốt, phát huy được tính tư duy, sáng tạo của học sinh.
Cần đầu tư nhiều hơn về thời gian và trí tuệ trong bài dạy, vừa để làm rõ những nội dung kiến thức ẩn chứa ở kênh hình, kênh chữ, cũng như tìm ra cách thức, phương pháp nhằm hướng dẫn học sinh cách tự khai thác, lĩnh hội kiến thức.
c. Phát triển tư duy cho học sinh
Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục. Để hướng học sinh có cách thức học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ tư duy (BĐTD).
Chú ý phát triển ở học sinh các kĩ năng bộ môn (kĩ năng làm việc với các thiết bị dạy học, các nguồn tư liệu địa lí…) việc rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề…
2. Quy trình thiết kế Bản đồ tư duy
2.1. Phương tiện thiết kế Bản đồ tư duy
Phương tiện để thiết kế Bản đồ tư duy khá đơn giản:
- Vẽ bằng tay: chỉ cần giấy, bìa cứng, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,…
- Vẽ bằng máy: dùng phần mềm Mindmap…
Vì vậy, có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Điều quan trọng là giáo viên hướng cho học sinh có thói quen lập Bản đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic.
2.2 Quy trình thiết kế Bản đồ tư duy
– Để các tiết dạy Văn có sử dụng Bản đồ tư duy đạt hiệu quả. Trước tiên, tôi giới thiệu cho học sinh làm quen với Bản đồ tư duy mà tôi đã vẽ trên máy, trên giấy (vẽ sẵn ở nhà ) hoặc trên bảng (vẽ trực tiếp trên lớp). Qua đó, nhằm dẫn dắt để các em làm quen với Bản đồ tư duy và biết cách vẽ nó.
– Tập “đọc hiểu” Bản đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào Bản đồ tư duy bất kỳ học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức.
– Hướng cho học sinh có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên Bản đồ tư duy.
– Học sinh thực hành vẽ Bản đồ trên giấy, bìa cứng hoặc bảng phụ: Trước tiên, tôi chọn key words – tên chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: Mẹ tôi, Từ ghép, Từ láy, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm… để học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”… theo cách hiểu của các em.
– HS có thể vẽ Bản đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân và có thể vẽ ở trên lớp hay ở nhà tùy theo bài học và sự phân công của giáo viên. Nếu vẽ ở nhà, khi đem đến lớp tôi sẽ sửa chữa và bổ sung nếu cần thiết.
3. Ứng dụng một sô biện pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
Bản đồ tư duy có thể áp dụng trong nhiều môn học và nội dung bài học
3.1. Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ
Vì thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 – 7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh…để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tuỳ vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng BĐTD vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ được giáo viên đưa ra ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm.
3.2. Sử dụng BĐTD trong việc giảng bài mới
Giáo viên thay vì gạch đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng BĐTD để thể hiện được 1 phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan. Toàn bộ nội dung cần truyền đạt đến học sinh được thâu tóm trên bản đồ mà không bị sót ý. HS thay vì cắm cúi ghi chép thì chọn lọc các thông tin quan trọng, sơ đồ hoá chúng bằng các mối quan hệ và thể hiện lại theo cách hiểu của mình.
GV rất linh hoạt trong việc áp dụng BĐTD trong giảng dạy kiến thức mới: Có thể giới thiệu BĐTD ở đầu bài giảng; đưa ra chủ đề chung và gợi ý các câu hỏi lô gíc, yêu cầu học sinh đóng góp các ý, các nhánh để vẽ BĐTD tìm ra nội dung chính bài giảng trong buổi hôm đó. Nếu GV giới thiệu bài giảng bằng quá trình lập BĐTD và sau đó kết thúc bài học bằng chính BĐTD đó sẽ giúp học sinh nhanh chóng nắm ngay được ý chính của bài học, nhớ nhanh hơn và lâu hơn.
* Mô hình triển khai:
Hoạt động 1: GV đưa ra tên chủ đề hoặc 1 hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị trí trung tâm của BĐTD.
Hoạt động 2:Trong quá trình triển khai bài, hệ thống BĐTD dần hoàn thiện.
Hoạt động 3 Kết thúc bài học, GV sử dụng chính BĐTD đã được thiết lập trong quá trình lên lớp để củng cố bài học.
Với cách học này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy học tích cực hơn. Giáo viên vừa giảng bài vừa thể hiện trên BĐTD hoặc vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức vừa hoàn thành BĐTD. Học sinh được nghe giảng, nhìn bản đồ, trả lời câu hỏi, đọc sách giáo khoa, ghi chép…sự tập trung chú ý, tích cực được phát huy, cường độ học tập theo đó cũng được đẩy nhanh hơn.
3.3. Ứng dụng BĐTD trong tổ chức hoạt động nhóm:
Bản đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới, để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình.
Như vậy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn.
* Các bước dạy học nhóm với BĐTD:
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
3.4. Ứng dụng BĐTD trong dạy tiết ôn tập, luyện tập, phần tổng kết bài học, củng cố kiến thức
Sử dụng BĐTD để củng cố kiến thức bài học là việc làm rất có hiệu quả. Giáo viên sử dụng BĐTD để thể hiện lại những nội dung cơ bản của bài học, tránh bị bỏ sót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm. Học sinh sử dụng BĐTD để thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời là một kênh thông tin phản hồi mà qua đó giáo viên có thể đánh giá nhận thức của học sinh, định hướng cho từng học sinh và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt của mình cho phù hợp. Phù hợp với mục đích củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là điền thông tin còn thiếu vào BĐTD. Các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học
Thông thường, cuối mỗi phần, mỗi chương, mỗi bài thì sẽ có nhiều đơn vị kiến thức liên quan với nhau qua một chủ đề chính.
Hoạt động 1: GV đưa ra chủ đề chính với vai trò là trung tâm của BĐTD
HĐ2: Bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn HS hoàn thành BĐTD.
HĐ3: Học sinh trình bày BĐTD mà các em vừa lập (Tùy từng đơn vị bài học, giáo viên có thể chia HS làm việc theo từng nhánh của sơ đồ tư duy nhằm củng cố lại kiến thức cần nắm).
HĐ 4: Giáo viên gọi HS nhận xét, bổ sung kiến thức hoàn chỉnh BĐTD.
3.5. Sử dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra miệng hoặc 15 phút
Có thể cho 1- 2 điểm trong biểu điểm để phân loại HS và đánh giá năng lực, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ BĐTD thông qua câu hỏi gợi ý
+ Nếu bài học có nhiều kiến thức, giáo viên có thể yêu cầu 2 hoặc 3 học sinh vẽ BĐTD (mỗi em vẽ một số nhánh).
+ Nếu không có nhiều thời gian, giáo viên có thể yêu cầu HS vẽ BĐTD ở nhà, lên lớp nộp lại cho GV và trình bày ngắn gọn trước GV- HS (không nhìn vào BĐTD) Điều này sẽ tập cho HS thói quen học tập, ghi nhớ kiến thức sau khi vẽ BĐTD. Giáo viên cho hs nhận xét, bổ sung và ghi điểm cho HS.
4. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy không phải là một tác phẩm hội họa nên cần tránh rơi vào việc trang trí cầu kì, trau chuốt thay cho ghi chú.
Không nên quá cực đoan cho rằng Bản đồ tư duy có thể giúp người học tất cả. Trên cơ sở những kiến thức được hệ thống hoá, sơ đồ hoá, người học còn phải biết thực hành ngôn ngữ bằng việc đọc, nói và viết.
Với văn bản nghị luận, sử dụng Bản đồ tư duy hỗ trợ đọc hiểu các văn bản sẽ là thuận lợi. Nhưng với văn bản nghệ thuật, muốn dùng Bản đồ tư duy để biểu hiện một văn bản, người học phải tìm ra mạch của văn bản đó (đơn thuần về ý).
Bản đồ tư duy không tái hiện được cảm xúc, không chuyển tải hết sự tinh tuý trong cách dùng từ, đặt câu, trong nghệ thuật cấu trúc tác phẩm. Vì vậy, sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học là cần thiết, nhưng phải tránh được sự suy diễn khô khan dẫn đến xã hội hoá dung tục tác phẩm.
III. Kết luận
Sử dụng BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập chủ động, tích cực; huy động được tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh khi chứng kiến thành quả lao động của học sinh mình.
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy: BĐTD là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài; là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả theo đúng nghĩa: “sắp xếp” ý nghĩ của con người. Việc sử BĐTD trong dạy học đã góp phần giúp cho việc dạy và học đặc biệt các môn xã hội đạt hiệu quả cao hơn, học sinh sáng tạo nhiều hơn, tiết kiệm thời gian hơn, học sinh dễ ghi nhớ và ghi nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn, có hệ thống hơn. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó chọn lọc các ý để ghi), mà còn thể hiện khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), và sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
Ngày giảng 6C……….
Tiết 26: Ch÷a lçi dïng tõ (tiếp)
I. MỤC TIÊU :
1. KiÕn thøc: Gióp HS :
– NhËn biÕt lçi do dïng tõ kh«ng ®óng nghÜa.
– BiÕt c¸ch ch÷a lçi do dïng tõ kh«ng ®óng nghÜa.
2. KÜ n¨ng:
– NhËn biÕt tõ dïng kh«ng ®óng nghÜa
– Dïng tõ chính x¸c, tr¸nh lçi vễ nghÜa cña tõ.
3. Th¸i ®é: Cã ý thøc dïng tõ ®óng nghÜa
4. Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, hợp tác, phân tích tổng hợp.
– Năng lực chuyên biệt: Tìm tòi, tự học, phát hiện và sửa lỗi
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: Ti vi, máy tính.
2. HS: ChuÈn bÞ bµi theo yªu cÇu SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5′) ( Chiếu)
– Khi sö dông tõ em thêng m¾c lo¹i lçi nµo? Nguyªn nh©n m¾c lçi?
– Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các ví dụ sau ?
a/ Nhà văn Đông Trần là một cây bút nổi tiếng. Nhà văn Đông Trần đã từng đạt nhiều giải thưởng văn học.
→ Lỗi lặp từ
b/ Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tác giả của các truyện nổi tiếng Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…đã thu hút nhiều đọc giả trong và ngoài nước.
→ Lẫn lộn các từ gần âm
– GV chốt kiến thức bằng BĐTD
GV vào bài mới:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35′)
Ho¹t ®éng cña GV và HS
Néi dung
Hoạt động1: Ph¸t hiÖn lçi dïng tõ kh«ng ®óng nghÜa
GV: chiÕu vÝ dô SGK – HS ®äc vÝ dô
GV: ChØ ra lçi dïng tõ trong c¸c vÝ dô?
GV: NghÜa cña c¸c tõ lµ g× ?
+ YÕu ®iÓm : ®iÓm quan träng ; nhîc ®iÓm, ®iÓm yÕu : ®iÓm yÕu kÐm
+ §Ò b¹t: cö gi÷ chøc vô cao h¬n; bÇu: chän b»ng c¸ch bá phiÕu hoÆc biÓu quyÕt
+ Chøng thùc: x¸c nhËn lµ ®óng sù thËt; chøng kiÕn: tr«ng thÊy tËn m¾t sù viÖc nµo ®ã x¶y ra
GV: H·y thay c¸c tõ dïng sai b»ng tõ kh¸c?
GV: Nguyªn nh©n m¾c lçi ?
GV: Em rót ra bµi häc g× khi dïng tõ ?
HS: Ph¶i hiÓu ®óng nghÜa cña tõ
GV: Muèn hiÓu ®óng nghÜa cña tõ ?
HS: Ph¶i ®äc s¸ch b¸o, tra tõ ®iÓn vµ cã thãi quen gi¶i nghÜa tõ ®· häc ë bµi 3
* Bµi tËp nhanh: ChiÕu
GV: ChØ ra lçi dïng tõ trong vÝ dô sau?
– Lªn líp 6 em míi thÊy viÖc häc thËt lµ nghiªm träng -> quan träng
GV: yªu cÇu bµi tËp tr¾c nghiÖm
– HS chän tõ dïng ®óng thay thÕ cho tõ dïng sai
I. Dïng tõ kh«ng ®óng nghÜa
1. VÝ dô:
2. NhËn xÐt:
– Tõ dïng sai nghÜa :
- yÕu ®iÓm
b. ®Ò b¹t
c. chøng thùc
– Söa :
a, …thay b»ng nhîc ®iÓm hoÆc ®iÓm yÕu
b, …thay b»ng bÇu
c, …thay b»ng chøng kiÕn
– V× kh«ng hiÓu nghÜa cña tõ
– C¸ch kh¾c phôc: Kh«ng hiÓu nghÜa th× cÇn tra tõ ®iÓn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5′) (Chiếu bài tập)
HS làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Các lỗi về từ ngữ thường gặp:
A. Lỗi lặp từ B. Lỗi dùng sai từ
C. Lỗi dùng sai nghĩa của từ D. Cả ba đáp án trên
Câu 2. Chữa lỗi dùng từ trong câu sau: “Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn An”
A. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý.
B. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn.
C. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý An.
D. Không sửa câu trên được
Câu 3. Từ “lãng mạng” là từ dùng đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 4. Câu “quá trình phát triển từ hạt mầm lên cây được gọi là quá trình trưởng thành của cây. Từ trưởng thành dùng đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
→ Từ trưởng thành chỉ sử dụng để nói về sự phát triển của con người về thể chất, tinh thần.
Câu 5. Câu “mẹ rất quan tâm với việc học tập, sinh hoạt của em”, từ nào sử dụng sai?
A. Rất B. Quan tâm
C. Với D. Việc
Câu 6. Câu “vì một tương lai sáng lạng” từ “sáng lạng” đùng dúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 7. Câu “Trời lạnh, An vẫn mặc áo phong thanh” từ dùng sai “phong thanh”, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 8. Một bạn học sinh viết các từ “cổ chuyền”, “bánh trưng”, “dủi do” đúng chính tả chưa?
A. Đúng B. Sai
GV: nhận xét – đánh giá.
– GV chốt kiến thức qua 2 tiết học bằng bản đồ tư duy.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5′)
– NhËn ra ®îc c¸c lçi thêng m¾c; biÕt c¸ch söa, tránh mắc lỗi khi nãi vµ viÕt
– Häc bµi
– LËp b¶ng ph©n biÖt c¸c tõ dïng sai, dïng ®óng.
– Chuẩn bị bài mới