Nhận biết cơn đau thận sớm sẽ giúp bạn tránh khỏi những đau đớn không đáng có và sớm phát hiện ra vấn đề của thận, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp và nhanh dứt cơn đau. Vậy làm thế nào để nhận biết cơn đau do thận? Đau thận ở vị trí nào và nên làm gì khi đau thận?
Dự đoán các triệu chứng đau do thận
Để nhận biết các triệu chứng đau do thận các chuyên gia khuyến cáo nên căn cứ vào 3 yếu tố: Vị trí, kiểu đau, triệu chứng kèm theo
Đau thận ở vị trí nào?
Để nhận biết các cơn đau do thận thì vị trí là yếu tố đầu tiên mà bạn dễ nhận biết nhất. Cơ thể của con người có hai quả thận. Chúng nằm ngay hai bên lưng dưới khung xương sườn của chúng ta. Rất nhiều người lầm tưởng giữa cơn đau thận và đau lưng. Chính vì vậy bạn cần hiểu rất rõ đau thận ở vị trí nào để dễ dàng nhận biết. Đau thận có thể xuất phát từ một hoặc hai bên dưới mạn sườn.
Cơn đau có thể xuất phát từ tận sâu bên trong cơ thể. Ngoài ra, người bị đau thận sẽ có cảm giác cơn đau còn lan đến các vùng khác của cơ thể như đùi, háng, bụng. Cơn đau lưng thường có vị trí tập trung vào một vùng hoặc dọc sống lưng. Bạn nên hiểu rất rõ về đặc điểm vị trí của đau lưng và đau thận để nhận thức rõ cơn đau của mình bắt nguồn từ bộ phận cơ thể nào.
Xem thêm: Tự xoa bóp, bấm huyệt phòng và hỗ trợ trị viêm xoang mạn tính
Các triệu chứng của đau thận
Ngoài các cơn đau từ sâu bên trong cơ thể khiến bạn khó chịu, đau do thận còn đi kèm các triệu chứng sau đây:
- Đi tiểu nhiều lần và cảm thấy đau trong khi đi
- Màu nước tiểu đục, vàng
- Hơi thở có mùi
- Chân, mắt cá chân và bàn chân bị đau
- Mệt mỏi, cơ hay bị chuột rút
…
Trên đây là những triệu chứng đi kèm điển hình khi thận của chúng ta có vấn đề. Vì vậy, ngoài việc nhận biết được cơn đau thận ở vị trí nào, bạn cũng nên chú ý các vấn đề sinh hoạt thường ngày và những biến đổi của cơ thể để dễ dàng biết sớm được cơn đau do thận.
>> Xem thêm: Xoa bóp bấm huyệt thải độc tố cho thận ngay tại nhà
Các vấn đề về thận thường gặp phải
Thường các cơn đau do thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có 4 vấn đề về thận thường gặp phải ở người Việt Nam:
- Sỏi thận: Người bị sỏi thận thường có các cơn đau quặn vùng thận (1 hoặc 2 bên) và cơn đau lan xuống đùi, háng rất nhanh. Sỏi thận còn có thể gây bí tiểu, rát, đau khi tiểu. Cơn đau do sỏi thận đặc biệt mãnh liệt và khiến người đau mất ăn mất ngủ.
- Huyết khối trong thận: Khi tĩnh mạch dẫn máu từ thận đi hình thành một cục máu đông sẽ gây nên tắc nghẽn mạch máu và hình thành cơn đau thận.
- Nhiễm trùng thận: Vấn đề nhiễm trùng thận hầu hết đều do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập từ đường tiết niệu gây ra. Các triệu chứng đi kèm khi nhiễm trùng thận là sốt, ớn lạnh, buồn nôn…Nhiễm trùng thận khi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Chấn thương thận: Vấn đề này thường do ngoại lực tác động dẫn đến thận bị tổn thương (tai nạn, ngã, bị đánh…)Chấn thương thận đi kèm các triệu chứng đau dữ dội vùng dưới mạng sườn, tiểu tiện ra máu…
Khi đau thận cần làm gì?
Khi đã nhận biết đau thận ở vị trí nào và các triệu chứng cụ thể của từng vấn đề về thận, bạn có thể dự đoán chính xác được cơn đau thận của mình. Điều đầu tiên và nên làm lúc này là lập tức đến bệnh viện khám để xác định chính xác nguyên nhân và các vấn đề của thận. Tuyệt đối không nên tự chữa trị tại nhà nếu nghi bị đau thận vì có nhiều vấn đề về thận có thể trở nặng nếu không được can thiệp kịp thời.
Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và sức khỏe đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Việc chăm sóc sức khỏe chủ động không chỉ giúp bạn phòng tránh được những vấn đề về sức khỏe, xương khớp hay thần kinh. Nó còn giúp bạn luôn giữ được trạng thái tinh thần tốt nhất để sống và làm việc. Hiện nay, nhiều khóa học về chăm sóc sức khỏe chủ động theo Y học cổ truyền với các phương pháp massage, bấm huyệt đang ngày càng chứng minh được hiệu quả của nó. Nếu như bạn quan tâm, hãy truy cập các Khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của VMC Việt Nam để tham khảo nhé.