Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi”
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” – Mẫu 1
Tạ Duy Anh là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho bạn đọc thì nổi bật nhất có lẽ là Bức tranh của em gái tôi. Truyện ngắn đã thể hiện thành công nhân vật Kiều Phương – là cô bé ngoan ngoãn, có năng khiếu vẽ và yêu thương anh vô bờ bến. Trước hết, ngay từ những dòng đầu tác phẩm, chúng ta đã thấy cô bé này rất ngoan. Bởi lẽ khi anh mắng em, Kiều Phương không hề quát tháo lại, không cãi lại mà vâng lời và nghe anh nói. Hơn thế nữa, khi người anh ghen ghét với em, Phương cũng chẳng hề sinh lòng ngược đãi, đối xử tệ bạc với anh. Kiều Phương luôn tìm cách để tình cảm của hai anh em trở nền gần gũi, gắn bó. Chưa dừng lại ở đó, người đọc rất bất ngờ khi thấy được nội dung trong bức tranh của em. Đây có lẽ chính là điểm mấu chốt của thi phẩm. Kiều Phương không hề vẽ chim, vẽ hoa, vẽ nhiều phong cảnh đẹp khác mà lại vẽ chính người anh của mình. Thế mới biết em yêu anh đến nhường nào và cũng chính nhờ bức tranh ấy đã cảm hóa được trái tim của người anh. Thật cảm ơn nhà văn Tạ Duy Anh đã đưa đến cho người đọc những câu văn chất chứa biết bao cảm xúc về tình anh em ruột thịt trong gia đình hay đến thế này!
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” – Mẫu 2
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sáng tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra. Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc. Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực. Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn. Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ. Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương. Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” – Mẫu 3
Trong chương trình ngữ văn lớp 6 – tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái – với lòng nhân hậu đã tỏa sáng trong tâm trí em.
Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truyện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6- Tập I, tr 3).Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao! Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh. Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu? Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được…”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu! Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bức tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động. Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!
Con có nhận ra con không?…
Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.
Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” – Mẫu 4
Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” – Mẫu 5
Kiều Phương là một nhân vật tuyệt vời và cũng là nhân vật làm nổi bật cả văn bản “Bức tranh của em gái tôi”. Em ấy không ganh ghét anh trai mà luôn vị tha những lỗi lầm cho anh trai. Kèm theo đó là 1 dẫn chứng chứng tỏ em là một người có lòng yêu thương và tấm chân thành . Đó là em ấy đã vẽ bức tranh Anh trai tôi . Có 2 mục đích để em ấy vẽ bức tranh này , điều thứ nhất , nó ca ngợi , tô lên vẻ đẹp của người anh trai , điiều thứ hai , nó thuyết phục anh trai hãy từ bỏ lòng ghen tị , từ đó , giúp anh trai nhận ra tầm hạn chế. Nó đã làm sáng tỏ rằng: anh ấy đã không còn ganh ghét , tị nạn và coi thường như xưa kia mà quý trọng và yêu thương em gái mình nhiều hơn. Qua đó , em thấy rằng Kiều Phương là một người có tình yêu thương , tấm lòng chân thành , có đức tính nhân hậu , luôn sẳn sàng vị tha những lỗi lầm của anh trai.
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” – Mẫu 6
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý, hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt. Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh. Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” – Mẫu 7
Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Kiều Phương là một cô bé hiếu động, mặt mũi lúc nào cũng lấm lem nên có biệt danh là “Mèo” do anh trai đặt. Thế nhưng cô bé ấy lại là một tài năng hội họa với những bức tranh có thể treo bất kì nơi nào ở phòng khách. Dù có tài và được mọi người quý mến, Kiều Phương vẫn giữ được tính cách hồn nhiên tinh nghịch đáng yêu của mình. Biết anh trai ghen tị, cau có gắt gỏng với mình, nhưng Kiều Phương với trái tim nhân hậu và tình cảm trong sáng, cô bé đã giúp anh thấy được lỗi lầm qua bức tranh đoạt giải nhất mang tên “Anh trai tôi”. Thật thú thị khi thấy lòng nhân hậu đã thắng tính ghen tị cũng như người anh biết bắt đầu “xấu hổ” nhận ra hạn chế của chính mình đồng thời cảm nhận được lòng nhân hậu của người em.Nhân vật Kiều Phương thật tuyệt vời, qua đó em rút ra được bài học cho mình là cần có lòng nhân hậu trong cuộc sống.
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” – Mẫu 8
Nhà văn Tạ Duy Anh là một nhà văn có phong cách văn nhiều sáng tạo, mới lạ độc đáo vừa chân thành, giản dị vừa sâu sắc xúc động lòng người đọc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” thể hiện tình cảm gia đình, tình cảm anh em thiêng liêng như chân với tay. Trong đó nhân vật Phương Kiều cô em gái trong truyện ngắn là người em vô cùng dễ thương, khiến cho nhiều người đọc xúc động. Phương Kiều và anh trai mình thân thiết với nhau từ nhỏ. Tuy nhiên, cô bé thích vẽ tranh thường xuyên tô tô, vẽ vẽ khiến quần áo mặt mũi lấm lem như con mèo lười. Nên cô bé hay bị anh trai mình chọc ghẹo là con mèo. Nhưng cô không buồn vẫn kiên trì niềm đam mê của mình. Rồi cũng có ngày tài năng của cô bé được người lớn phát hiện ra, nên cô được cha mẹ quan tâm, để ý hơn. Nhưng điều này lại làm cho anh trai cô bé ghen ghét đố kỵ với cô bé. Tình cảm anh em vì thế mà có sự rạn nứt nhất định. Anh trai cô bé thường xuyên kiếm cớ để quát nạt cô bé, dù những việc cô bé làm chỉ là những việc nhỏ nhoi không đáng bị quát mắng thậm tệ tới như thế. Cô bé Phương Kiều buồn lắm, nhiều hôm cô thấy anh trai ngồi bên cửa sổ mặt mơ màng suy nghĩ vẩn vơ một điều gì đó. Cô bé không biết anh lo lắng hay nghĩ ngợi điều gì, muốn hỏi anh trai mình nhưng lại sợ bị mắng nên thôi. Rồi cô bé vẽ anh mình, vẽ khuôn mặt anh khi thẫn thờ bên bàn học nhìn ra cửa sổ. Cô bé vẽ anh bằng cả tình yêu sự cảm phục, sự kính nể của một người em dành cho người anh trai ruột thịt của mình. Cô bé đã mang bức tranh đi thi cuộc thi hội họa nhí. Và đạt giải nhì- giải cao nhất trong cuộc thi vẽ tranh đó. Nó là điều khiến cả nhà cô vui mừng, nhưng lại khiến anh trai cô vừa vui mừng và ghen tỵ. Bởi anh trai lo lắng từ này sẽ không nổi tiếng, không tài giỏi bằng em thì sẽ không được cha mẹ, và em gái trân trọng, yêu mến nữa. Tuy nhiên, người anh trai cuối cùng đã hiểu, thông qua bức tranh của cô bé Phương Kiều người anh đã thấy được tình yêu của em gái mình dành cho mình như thế nào và mọi hiểu lầm đã giải tỏa từ đây. Tác giả Tạ Duy anh đã hóa tâm hồn mình thành trẻ thơ để có thể thấu cảm và khắc họa tính cách trẻ thơ sâu sắc chân thực tới như vậy.
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” – Mẫu 9
Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên nhí nhảnh. Cô bé có sở thích làm bạn cùng giấy, bút, màu tự cô bé chế để vẽ tranh. Và được anh đặt cho biệt danh là Mèo vì có khuôn mặt lem nhem như một chú mèo. Cô có năng khiếu hội họa bẩm sinh nhưng điều đã khiến anh trai cô có nhiều mặc cảm tự ti và dần lạnh nhạt với cô bé. Nhưng Kiều Phương thì vẫn luôn yêu thương và kính trọng anh mình. Bức tranh đạt giải nhất của cô bé chính là lấy cảm hứng từ tình yêu và sự kính trọng ấy. Nhờ tấm lòng nhân hậu và đầy bao dung, Kiều Phương đã cảm hóa được người anh, giúp anh nhận ra cái sai của mình.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Tạ Duy Anh (1959), tên khai sinh là Tạ Viết Đãng.
– Quê: Hà Nội.
– Truyện viết cho thiếu nhi của ông trong sáng, đậm chất thơ và giàu ý nghĩa nhân văn. Viết cho thiếu nhi chính là cách ông bày tỏ tình yêu với thế giới tuổi thơ thuần khiết.
– Nhiều sáng tác cho thiếu nhi như: Các tập truyện Bản nhạc con đà điểu, Quả trứng vàng, Vó ngựa trở về, …
2. Tác phẩm
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong.
– Truyện được in trong tập “Bản nhạc con đà điểu”.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất (người anh xưng “tôi” kể lại câu chuyện)
5. Tóm tắt:
Câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là mèo) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.
6. Bố cục:
Gồm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện
+ Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giả”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh
+ Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái
7. Giá trị nội dung:
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình
8. Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo