Báo cáo tài chính là một loại tài liệu quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Do đó, xem báo cáo tài chính ở đâu là thắc mắc thường gặp của nhiều người. Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính và cách tra cứu báo cáo tài chính, mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây của E-invoice.
Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng.
1. Thông tin cần biết về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là văn bản cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp như: doanh thu, nợ, vốn, lợi nhuận… Báo cáo tài chính gồm 2 loại là báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất; được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và cuối năm.
1.1. Báo cáo tài chính bao gồm những gì?
Theo quy định, bộ văn bản báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai quyết toán thuế
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN
- Bộ báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng lưu chuyển tiền tệ
- Phụ lục đi kèm: Thuyết minh báo cáo tài chính.
Trong báo cáo tài chính, các doanh nghiệp cần thể hiện được các thông tin về:
- Tài sản doanh nghiệp
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và các chi phí khác
- Lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
- Thuế và các khoản tiền nộp cho Nhà nước
- Các tài sản khác có liên quan.
- Luồng tiền ra, vào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải cung cấp đầy đủ, chi tiết các nội dung trong bản Thuyết minh báo cáo tài chính để giải trình các chỉ tiêu thể hiện trên bản Báo cáo tài chính tổng hợp, chính sách kế toán áp dụng để ghi nhận nghiệp vụ phát sinh như:
- Chế độ kế toán áp dụng
- Hình thức kế toán
- Nguyên tắc ghi nhận
- Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
1.2. Khi nào cần nộp báo cáo tài chính
- Kỳ lập báo cáo tài chính hàng năm: Hàng năm, các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính là năm dương dịch hoặc theo kỳ kế toán năm tức là 12 tháng sau khi thông báo cho Cơ quan thuế.
Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán thuế năm, dẫn đến việc kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng (nhưng không vượt quá 15 tháng).
Lưu ý nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn.
- Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ: Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính, nhưng không bao gồm quý IV.
- Kỳ lập báo cáo tài chính khác: Tùy thuộc vào mô hình hoạt động và yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác như: theo tuần, theo tháng, 6 tháng, 9 tháng…
Lưu ý: Đối với đơn vị bị chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, phá sản… thì cần lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản đó.
1.3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Theo quy định, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, các doanh nghiệp sẽ phải nộp báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động thì chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày có quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, sẽ phải nộp hồ sơ quyết toán thuế. Các doanh nghiệp cần lưu ý để nộp báo cáo và hồ sơ đúng thời hạn, tránh bị xử phạt. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
1.4. Một số quy định quan trọng về báo cáo tài chính
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Ngoài ra, với các công ty có đơn vị trực thuộc, bên cạnh báo cáo tài chính năm, còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. Với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán, bên cạnh báo cáo tài chính năm, còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Doanh nghiệp nhà nước, hoặc tổng công ty Nhà nước có đơn vị kế toán trực thuộc sẽ phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ.
2. Xem báo cáo tài chính ở đâu?
Dưới đây là hướng dẫn các bước đơn giản để doanh nghiệp có thể tra cứu lại báo cáo tài chính đã nộp trước đó trên trang thuế điện tử. Bước 1: Đăng nhập vào website của hệ thống thuế điện tử tại: https://thuedientu.gdt.gov.vn Nhập mã số thuế và mật khẩu truy cập.
Xem báo cáo tài chính ở đâu là câu hỏi thường gặp.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin bao gồm: ngày, tháng, chọn tờ khai thuế muốn tìm. Chẳng hạn: Tra cứu báo cáo tài chính doanh nghiệp đã nộp, tra cứu thuế điện tử…
- Chọn “Tra cứu”
- Màn hình sẽ hiển thị toàn bộ các tờ khai thuế, báo cáo tài chính cần tìm.
- Tải về máy tính để lưu lại.
Như vậy, chỉ với 2 bước đơn giản, doanh nghiệp đã có thể trả lời câu hỏi: Xem báo cáo tài chính ở đâu một cách dễ dàng. Ngoài việc tra báo cáo tài chính, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tra cứu tờ khai thuế hoặc các tài liệu liên quan nếu cần. Trên đây là một số thông tin liên quan đến báo cáo tài chính và cách xem báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định báo cáo tài chính để tuân thủ theo đúng pháp luật hiện hành. Ngoài ra, để được tư vấn thông tin về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.